Về với Bến Tre quê em, ai ai cũng thích thú trước vẻ đẹp của những con rạch nhỏ ở Cồn Phụng. Tuy chẳng có tên gọi cụ thể nào, nhưng những ai yêu mến vẻ đẹp bình dị, mộc mạc của miền sông nước, thì ắt sẽ biết đến cảnh đẹp này.

Tuổi của học sinh lớp 5 là bao nhiêu?

Căn cứ theo quy định tại Điều 28 Luật Giáo dục 2019 quy định tuổi của học sinh các cấp như sau:

- Tuổi của học sinh tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm;

- Tuổi của học sinh trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm;

- Tuổi của học sinh trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi và được tính theo năm.

Như vậy, thường thì tuổi của học sinh lớp 5 là 10 tuổi (do tuổi của học sinh vào học lớp một là 6 tuổi và được tính theo năm).

*Lưu ý: Trường hợp học sinh được học vượt lớp, học ở độ tuổi cao hơn tuổi nêu trên được quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Giáo dục 2019.

Tả con đường quen thuộc từ nhà đến trường

Quê hương em có rất nhiều cảnh đẹp. Đó là con sông hiền hoà, cánh đồng thẳng cánh cò bay… Nhưng thân thuộc với em nhất có lẽ là con đường quen thuộc từ nhà đến trường.

Con đường tới trường là một con đường nhỏ được rải đá. Hai bên đường là hai hàng cây xanh mát. Buổi sáng con đường rộn rã hẳn lên. Hình như tất cả lũ trẻ trong xóm em đều có mặt trên đường. Chúng chia thành những nhóm nhỏ tung tăng đến trường. Tiếng nói chuyện ríu rít xen lẫn tiếng cười vui vẻ làm con đường thêm rộn rã, tươi vui.

Buổi trưa, đường lạnh lùng ít được hỏi han. Lúc ấy, con đường yên lặng như chìm trong giấc ngủ. Hai hàng cây đứng quạt cho con đường càng thêm yên giấc. Trên cành, mấy chú chim sâu đang chuyền cành để bắt những gã sâu phá hoại cây, làm cho hàng cây thêm tốt tươi. Những tia nắng li ti rải xuống mặt đường trông như dát bạc. Những mái nhà nằm thấp thoáng dưới bóng cây thưa. Từ mái nhà nào vọng ra tiếng ru em trầm bổng. Tiếng võng đưa kẽo kẹt giữa buổi trưa hè làm cho con đường làng càng thêm vẻ yên tĩnh lạ lùng. Những đoạn đường bằng phẳng hay mấp mô, gập ghềnh em đều thuộc như lòng bàn tay. Chẳng có ngày nào lũ trẻ chúng em không đặt bàn chân nhỏ bé của mình lên con đường thân thuộc ấy. Bởi vậy mà con đường trở thành một người bạn thân thiết với em.

Con đường tới trường đã khắc sâu vào trong tâm trí em. Mỗi buổi đến trường, con đường đã để lại trong em bao kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi học trò. Mai ngày lớn lên em cũng không thể quên hình ảnh con đường thân yêu.

Cha mẹ em đều là người gốc Bắc, thế nhưng đã chuyển vào miền Nam sinh sống từ khi em còn chưa ra đời, thế nên em may mắn được sinh ra và lớn lên ở miền đất đầy nắng và gió Tây Nguyên. Mảnh đất này đã gắn bó và để lại trong trái tim em nhiều kỷ niệm.

Cha mẹ em lập nghiệp ở Đắk Nông, vốn là một tỉnh mới tách ra từ Đắk Lắk. Nơi đây đặc trưng với những mảnh đất ba-dan màu mỡ, những cơn gió mùa thổi lồng lộng cùng những cơn mưa tầm tã dầm dề vào những ngày tháng 6, 7. Còn vào mùa nắng thì là cái nắng gay gắt, tuy không quá khắc nghiệt như nắng hè của miền Bắc, nhưng cũng đủ khiến người ta nhớ mãi ánh mặt trời rực rỡ cùng bầu trời xanh cao vời vợi. Nhà em là một gia đình thuần nông, chúng em sống trong bạt ngàn những rẫy cà phê xanh ngắt rộng lớn, những vườn điều tỏa tán xum xuê, những rừng cao su rợp bóng, mát rượi và cả những vườn tiêu mà trụ nào nào trụ nấy cũng sai trĩu quả. Em thích nhất là mùa hoa cà phê nở, tầm khoảng tháng 1, 2, khắp nơi đều mang một màu trắng xóa. Những chùm hoa cà bung nở dày đặc trên từng tán lá, tựa như những chùm bông xinh xắn. Hoa cà phê là thứ hoa bình dị, dân dã, màu trắng mang đến cho nó vẻ thanh khiết, còn hương thơm thoang thoảng lại mang đến vẻ dịu dàng. Có đôi lúc em đã nghĩ rằng nếu nói đến vẻ đẹp của người con gái Tây Nguyên thì hình ảnh và hương sắc của hoa cà phê là một ví dụ khá độc đáo và thú vị.

Em yêu mảnh đất Tây Nguyên này như chính quê cha đất tổ của mình vậy. Tình cảm đó thậm chí còn gắn bó tha thiết, sâu nặng không thể quên trong tâm hồn em. Dẫu sau này có đi xa, em cũng luôn nhớ về cái nắng, cái gió và cả cái hương thơm ngọt dịu của hoa cà phê.

Người dân Lệ Thủy quê em ai ai cũng biết, cũng yêu, cũng quý dòng sông Kiến Giang. Bởi dòng sông này không chỉ mang nặng ý nghĩa lịch sử, kinh tế mà còn gắn liền với quá trình sinh sống và phát triển của bà con nơi đây.

Dòng sông Kiến Giang dài 58km, đi qua khắp các nẻo đường của huyện Lệ Thủy. Hầu như dù ở xóm nào, thôn nào cũng có thể nhanh chóng tìm ra các ngả sông Kiến Giang. Suốt cả năm trời, dù vào những ngày hè nóng như thiêu như đốt, nước sông vẫn xanh ngắt và đầy ăm ắp như lòng mẹ. Nhìn từ trên cao, nước sông trông hơi đục, bởi trong nước chứa đựng rất nhiều phù sa màu mỡ. Sông khá sâu, lòng sông là lớp bùn sình lắng đọng lại, nên có rất nhiều tôm cá, ốc hến sinh sống. Nước sông chảy hiền hòa, từ tốn nên không gây nhiều nguy hiểm cho bà con xung quanh. Hai bên bờ sông có nơi là những cánh rừng trù phú, có nơi là những thôn xóm đầm ấm, có nơi lại là khu vườn, cánh đồng tươi tốt. Đâu đâu cũng có công sức của dòng sông Kiến Giang. Sông không chỉ làm mát đất liền, cung cấp nước để tưới tiêu, giặt giũ. Mà còn cung cấp cho bà con một nguồn thủy sản tươi ngon, phong phú và dồi dào. Cuộc sống lao động của bà con Lệ Thủy gắn liền với dòng sông này, bởi vậy con sông đã đi vào những điệu hò khoan lâu đời nhất ở nơi đây. Ngoài ra, dòng sông cũng là con đường di chuyển giữa các thôn, xã trên địa bàn huyện, giúp giảm bớt thời gian di chuyển. Vào mùa lũ, dòng sông cũng góp sức giúp bà con đưa nước đổ ra biển lớn, giảm áp lực cho mặt đất.

Có thể nói, sông Kiến Giang có vai trò vô cùng quan trọng đối với bà con Lệ Thủy. Vẻ đẹp của con sông ấy là vẻ đẹp của sự bình yên và hạnh phúc, ấm no.

Dàn ý tả lại một cảnh đẹp của quê hương

1. Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp mà em yêu thích: Cảnh gì? ở đâu? Em đến vào dịp nào? (Một buổi sáng đẹp trời, tôi rảo bước trên đường làng quen thuộc và ngắm nhìn cánh đồng lúa chín vàng rộng mênh mông).

Màu sắc. mùi vị chung của toàn cảnh (rộng, hẹp...) như thế nào? (Buổi không khí trong lành, mát mẻ. Mùi lúa chín thơm ngào ngạt làm tôi sảng khoái hẳn lên. Lúa trải dài mênh mông như tấm lụa vàng...).

3. Kết bài: Cảm nghĩ của em đối với cảnh đẹp đã tả (yêu mến, nhiều kỉ niệm. gắn bó, mong có dịp trở lại...); (Đứng giữa cánh đồng như đứng giữa một khu rừng thu nhỏ, hứa hẹn một mùa bội thu).

Mục tiêu chương trình ngữ văn cấp tiểu học thế nào?

Tại chương trình Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có nêu rõ mục tiêu chương trình ngữ văn cấp tiểu học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 như sau:

+ Hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm; bồi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách và phát triển cá tính.

Môn Ngữ văn giúp học sinh khám phá bản thân và thế giới xung quanh, thấu hiểu con người, có đời sống tâm hồn phong phú, có quan niệm sống và ứng xử nhân văn; có tình yêu đối với tiếng Việt và văn học; có ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc, góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị văn hoá Việt Nam; có tinh thần tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại và khả năng hội nhập quốc tế.

+ Góp phần giúp học sinh phát triển các năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Đặc biệt, môn Ngữ văn giúp học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học: rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe; có hệ thống kiến thức phổ thông nền tảng về tiếng Việt và văn học, phát triển tư duy hình tượng và tư duy logic, góp phần hình thành học vấn căn bản của một người có văn hoá; biết tạo lập các văn bản thông dụng; biết tiếp nhận, đánh giá các văn bản văn học nói riêng, các sản phẩm giao tiếp và các giá trị thẩm mĩ nói chung trong cuộc sống.

+ Giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu với các biểu hiện cụ thể: yêu thiên nhiên, gia đình, quê hương; có ý thức đối với cội nguồn; yêu thích cái đẹp, cái thiện và có cảm xúc lành mạnh; có hứng thú học tập, ham thích lao động; thật thà, ngay thẳng trong học tập và đời sống; có ý thức thực hiện trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội và môi trường xung quanh.

+ Giúp học sinh bước đầu hình thành các năng lực chung, phát triển năng lực ngôn ngữ ở tất cả các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe với mức độ căn bản: đọc đúng, trôi chảy văn bản; hiểu được nội dung, thông tin chính của văn bản; liên hệ, so sánh ngoài văn bản; viết đúng chính tả, ngữ pháp; viết được một số câu, đoạn, bài văn ngắn (chủ yếu là bài văn kể và tả); phát biểu rõ ràng; nghe hiểu ý kiến người nói.

Phát triển năng lực văn học với yêu cầu phân biệt được thơ và truyện, biết cách đọc thơ và truyện; nhận biết được vẻ đẹp của ngôn từ nghệ thuật; có trí tưởng tượng, hiểu và biết xúc động trước cái đẹp, cái thiện của con người và thế giới xung quanh được thể hiện trong các văn bản văn học.

Viết bài văn tả một cảnh đẹp ở quê hương em hoặc nơi em gồm 47 mẫu hay nhất, được tuyển chọn từ những bài văn hay của các bạn học sinh giỏi trong cả nước, giúp các em học sinh lớp 5 có thêm nhiều ý tưởng mới cho bài văn tả cảnh của mình.

Mỗi phong cảnh, cảnh vật mang một nét đẹp đặc trưng riêng. Với dạng đề bài này, các em có thể tả cánh đồng lúa, tả con đường, tả cánh đồng hoa, tả bãi biển,.... Mời các em cùng tham khảo bài viết để hoàn thiện bài viết số 1 sách Tiếng Việt 5 CTST và tiết ôn tập giữa học kì 1 sách Kết nối tri thức. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Đề bài: Viết bài văn tả một cảnh đẹp ở quê hương em hoặc nơi em ở (Viết bài văn tả phong cảnh (Bài viết số 1) - Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo trang 40, 41)

Viết bài văn tả một cảnh đẹp ở một nơi em đã từng đến hoặc nhìn thấy qua tranh ảnh, ti vi,... (Ôn tập giữa học kì 1 Tiết 6, 7 - Tiếng Việt 5 KNTT trang 85, 86, 87)