Thương vụ thâu tóm nhà máy cáp điện của Malaysia năm 2022

Tên tôi là Nguyễn Văn Thắng – Giám đốc kinh doanh hạ tầng khu vực Miền Bắc.

Để trở thành một nhân lực chủ chốt của tập đoàn tôi đã trải qua nhiều vị trí khác nhau sau thời gian miệt mài học tập trên giảng đường đại học.

Kinh doanh là niềm đam mê và yêu thích của tôi ngay từ thời học cấp ba. Quá trình học về chuyên ngành quản trị kinh doanh tại trường đại học giúp cho tôi hiểu hơn về kinh doanh và những yếu tố để giúp cho doanh nghiệp ngày càng phát triển. Các kiến thức tại giảng đường đại học là một phần cơ bản để tôi có thể vận dụng tốt hơn vào công việc quản trị doanh nghiệp của mình.

Sau nhiều năm phấn đầu từ một nhân viên kinh doanh tôi đã trở thành giám đốc kinh doanh của một tập đoàn lớn như STP Group. Chính sự kiên định, ham học hỏi và trau dồi khả năng là những điều kiện tiên quyết để giúp tôi có ngày hôm nay.

Kiến thức là chưa bao giờ đủ, trong quá trình làm việc tại tập đoàn STP Group tôi luôn học hỏi cách nói chuyện từ các anh chị lãnh đạo cấp cao.

Học tập thêm các kiến thức sản phẩm bằng cách đến trực tiếp các nhà máy sản xuất. Xem công ty đang sản xuất và kinh doanh sản phẩm gì. Tìm hiểu các kích thước và đặc trưng của sản phẩm. Bởi chính mình phải hiểu được sản phẩm mà công ty đang có thì mới có thể chia sẻ cũng như giới thiệu tốt nhất đến quý khách hàng.

Tạo dựng niềm tin, xây dựng uy tín cho các sản phẩm mà STP Group luôn là trách nhiệm và mục tiêu trong việc của tôi. STP Group là một tập đoàn lớn và uy tín trong ngành nhựa.

Sau nhiều năm phát triển thương hiệu và sản phẩm ống nhựa trên khắp thị trường toàn quốc. Là người phụ trách toàn bộ thị trường hạ tầng Miền Bắc, tôi sẵn sàng cống hiến những kiến thức, kinh nghiệm và trải nghiệm để tập đoàn phát triển vững mạnh trong tương lai.

Mặc dù thị trường Miền Bắc là một miếng bánh ngon mà doanh nghiệp nào cũng muốn chiếm ưu thế. Những mới năng lực khả năng của bản thân, cũng như chất lượng và giá thành sản phẩm mà tôi tự tin STP Group sẽ ngày càng chiếm nhiều ưu thế và nhận được nhiều sự quan tâm và sử dụng nhiều hơn của các quý đối tác và khách hàng ở khu vực này.

Mục tiêu chính của tôi trong tương lai vẫn là liên tục đổi mới bản thân. Đưa ra từng chiến lược rõ ràng trong những giai đoạn để gặt hái được nhiều thành công với các đơn hàng lớn. Giúp cho tập đoàn STp Group luôn phát triển vững mạnh.

Vụ thao túng chứng khoán tại nhóm APEC: Ông Nguyễn Đỗ Lăng bị bắt

CATP Hà Nội ngày 28/06 thông tin, Cơ quan An ninh điều tra – Công an TP Hà Nội ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự Thao túng thị trường chứng khoán xảy ra tại CTCP Chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương (APS), CTCP Đầu tư Châu Á Thái Bình Dương (API) và CTCP Đầu tư IDJ Việt Nam (IDJ).

* Chân dung lãnh đạo APS, API, IDJ

Đồng thời, CQĐT ra Quyết định Khởi tố bị can, Lệnh tạm giam đối với 05 bị can về tội Thao túng thị trường chứng khoán quy định tại Điều 211 Bộ luật hình sự 2015, gồm:

1. Nguyễn Đỗ Lăng, sinh năm 1974, trú tại 12AT3 Khu đô thị Nam Thăng Long, P. Đông Ngạc, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội - Tổng giám đốc CTCP chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương.

2. Phạm Duy Hưng, sinh năm 1979, trú tại số nhà 14 Q27, ngõ 136 Nguyễn An Ninh, phường Trương Định, Hoàng Mai, Hà Nội - Chủ tịch HĐQT CTCP chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương.

3. Huỳnh Thị Mai Dung, sinh năm 1975, trú tại 12AT3 Khu đô thị Nam Thăng Long, P. Đông Ngạc, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội (vợ Nguyễn Đỗ Lăng).

4. Nguyễn Thị Thanh, sinh năm 1981, trú tại số 29/267 Bồ Đề, P. Bồ Đề, Q. Long Biên, Hà Nội - Kế toán trưởng CTCP Chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương.

5. Phạm Thị Đức Việt, sinh năm 1982, trú tại P807 tòa N01 T5 Ngoại giao đoàn, phường Xuân Tảo, Bắc Từ Liêm, Hà Nội - Phó phòng dịch vụ khách hàng CTCP Chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương.

Cùng ngày, Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội đã phê chuẩn các Quyết định tố tụng trên. Hiện Cơ quan An ninh điều tra – Công an TP Hà Nội đang tiếp tục điều tra, mở rộng vụ án.

Trưa ngày 21/9, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Bộ Công an (C03) cho biết đang tiến hành điều tra, xác minh vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật xảy ra tại Công ty cổ phần Thương mại, Tư vấn, Đầu tư, Xây dựng Bách Khoa Việt (Công ty Bách Khoa Việt) và các đơn vị có liên quan.

Căn cứ kết quả điều tra ban đầu, C03 đã khởi tố vụ án hình sự "nhận hối lộ" và "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy" ra tại Bộ Công thương, Công ty Bách Khoa Việt và các đơn vị liên quan.

Các bị can Nguyễn Lộc An, Trần Trác Việt Đức, Đỗ Thị Tuyết Nga (từ trái qua) bị bắt tạm giam (Ảnh: Bộ Công an).

Đồng thời ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với ông Nguyễn Lộc An, sinh năm 1965, Chuyên viên Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công thương (nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công thương) về tội Nhận hối lộ, quy định tại khoản 4, Điều 354 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Khởi tố, bắt tạm giam bị can Trần Trác Việt Đức, Giám đốc Công ty Bách Khoa Việt, và Đỗ Thị Tuyết Nga, Kế toán trưởng Công ty Bách Khoa Việt, cùng về tội "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí", quy định tại khoản 3, điều 219 bộ luật Hình sự.

Sau khi Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã thi hành các Quyết định, Lệnh nêu trên đúng quy định của pháp luật.

Hiện, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang tiếp tục điều tra triệt để, mở rộng vụ án và áp dụng các biện pháp theo luật định để thu hồi tài sản.

TPO - Nhận lời mời của Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân sẽ thăm chính thức Thái Lan và dự Tuần lễ cấp cao APEC từ ngày 16-19/11. Chuyến thăm gửi thông điệp về quyết tâm mạnh mẽ của lãnh đạo hai nước không ngừng thúc đẩy quan hệ Đối tác Chiến lược tăng cường.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân

Nhân dịp này, Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí trước chuyến đi.

Xin Thứ trưởng cho biết ý nghĩa, mục đích chuyến thăm chính thức Thái Lan của Chủ tịch nước?

Thứ trưởng Hà Kim Ngọc: Sau gần 3 năm dịch bệnh tác động không nhỏ đến cả hai nước và chúng ta đang có những thành công bước đầu trong phát triển kinh tế - xã hội sau đại dịch, chuyến thăm đánh dấu việc hai nước chính thức nối lại các hoạt động trao đổi đoàn trực tiếp, qua đó thúc đẩy hơn nữa hợp tác toàn diện, đặc biệt trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch… Có thể nói rằng đây là một chuyến thăm có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt đối với cả hai nước.

Thứ nhất, đây là chuyến thăm Thái Lan đầu tiên của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trên cương vị mới, cũng là chuyến thăm đầu tiên của Lãnh đạo chủ chốt Việt Nam tới Thái Lan từ sau Đại hội XIII và sau đại dịch COVID-19, khi ta nối lại các chuyến thăm cấp cao tới các nước, nhất là các nước láng giềng, thể hiện việc triển khai tích cực đường lối đối ngoại của Đại hội XIII.

Thứ hai, Chủ tịch nước ta cũng là Lãnh đạo cấp cao nước ngoài đầu tiên thăm chính thức Thái Lan trước thềm Hội nghị các Nhà Lãnh đạo kinh tế APEC lần thứ 29. Việc nước Chủ nhà APEC 2022 đón tiếp Chủ tịch nước và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam trong lúc đang tập trung tổ chức Tuần lễ cấp cao APEC thể hiện sự coi trọng của Thái Lan đối với việc vun đắp quan hệ Đối tác chiến lược tăng cường với Việt Nam.

Thứ ba, chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh hai nước hướng tới kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược năm 2023. Thời gian qua, hai bên duy trì tiếp xúc, trao đổi cấp cao và các cấp trên tất cả các kênh Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội và đối ngoại nhân dân. Nổi bật thời gian qua là chuyến thăm chính thức Thái Lan của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng năm 2013; Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc năm 2017; Thủ tướng Thái Lan thăm chính thức Việt Nam năm 2014 và đến Việt Nam dự các hoạt động đa phương năm 2017 và 2018. Trong thời kỳ COVID-19, Lãnh đạo hai nước vẫn duy trì các cuộc điện đàm.

Hợp tác trên các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, thương mại, đầu tư, đều có những phát triển vượt bậc. Năm 2021, trong ASEAN, Thái Lan là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ hai của Thái Lan. Thái Lan đứng thứ 9/139 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Hợp tác du lịch, văn hóa, giao lưu nhân dân phát triển tích cực. 6 tháng đầu năm 2022, Việt Nam đón gần 40.000 lượt du khách Thái Lan và khách Việt Nam đến Thái Lan khoảng 130.000 người. Hiện có 18 tỉnh, thành phố của Việt Nam có thỏa thuận hợp tác với các địa phương Thái Lan. Thái Lan cũng là đất nước có đông đảo người Việt đang sinh sống, làm việc, học tập. Cộng đồng người Việt ở Thái Lan hòa nhập tốt với sở tại, luôn hướng về quê hương đất nước và góp phần phát triển quan hệ hợp tác hai nước.

Do vậy, chuyến thăm sẽ tạo động lực mới cho quan hệ Đối tác Chiến lược tăng cường Việt Nam – Thái Lan. Đây là dịp để Lãnh đạo hai nước trao đổi các định hướng lớn nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác thương mại, đầu tư, kết nối kinh tế; mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực mới và tiềm năng như kinh tế số, chuyển đổi số, kinh tế xanh…; bên cạnh đó là đẩy mạnh hợp tác văn hóa, giáo dục, thể thao, giao lưu nhân dân và hợp tác giữa các địa phương. Những văn kiện hợp tác quan trọng dự kiến sẽ được ký kết trong dịp này. Hai bên cũng dự kiến thông qua Tuyên bố chung về chuyến thăm.

Tôi tin tưởng rằng, chuyến thăm chính thức Thái Lan của Chủ tịch nước sẽ truyền tải thông điệp về quyết tâm mạnh mẽ của Lãnh đạo hai nước không ngừng thúc đẩy quan hệ Đối tác Chiến lược tăng cường Việt Nam – Thái Lan, đóng góp vào củng cố đoàn kết ASEAN, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc. (Ảnh: Mofa)

Xin Thứ trưởng cho biết sự tham gia của Việt Nam tại Tuần lễ cấp cao APEC lần này?

Trong dịp tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2022, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ có nhiều hoạt động cả đa phương và song phương, nổi bật là:

Thứ nhất, Chủ tịch nước sẽ cùng các nhà Lãnh đạo và Trưởng đoàn từ 21 nền kinh tế thành viên có 2 phiên thảo luận sâu về tình hình và các giải pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh phục hồi kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng cân bằng, bền vững và bao trùm. Đây là dịp để chúng ta chia sẻ quan điểm, kinh nghiệm của Việt Nam và đề xuất hướng đi để hợp tác APEC đóng góp hiệu quả hơn vào giải quyết các thách thức chung của khu vực, vì lợi ích chung của tất cả thành viên.

Thứ hai, Chủ tịch nước sẽ tham dự phiên đối thoại cùng các khách mời của Hội nghị để thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại và phối hợp hành động giữa APEC với các khu vực bên ngoài.

Thứ ba, Chủ tịch nước được mời làm diễn giả chính và có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp APEC 2022 và sẽ cùng các Nhà Lãnh đạo APEC đối thoại với đại diện cộng đồng doanh nghiệp APEC. Đây là thông lệ đặc sắc của APEC nhằm khuyến khích sự tham gia đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp trong xây dựng chính sách và hợp tác khu vực.

Trước đó, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Lãnh đạo Bộ Công Thương, đại diện các bộ, ngành Việt Nam tham gia các cuộc họp cấp Bộ trưởng và quan chức cao cấp để xây dựng văn kiện và chuẩn bị cho Tuần lễ cấp cao.

Có thể khẳng định đoàn Việt Nam sẽ tham gia tích cực, chủ động và có trách nhiệm vào các Hội nghị, đề cao tinh thần đối thoại, đoàn kết và chủ nghĩa đa phương, triển khai đường lối đối ngoại của Đại hội XIII; nỗ lực cùng các thành viên tìm kiếm giải pháp giúp Diễn đàn vượt qua khó khăn, thách thức, bảo vệ các thành tựu và giá trị cốt lõi của hợp tác và tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Qua Hội nghị, chúng ta sẽ gửi tới bạn bè và cộng đồng doanh nghiệp quốc tế thông điệp vềnền kinh tế Việt Nam năng động, sáng tạo, phát triển nhanh và bền vững.

Thứ trưởng đánh giá như thế nào về vai trò, sự tham gia của Việt Nam trong tiến trình hợp tác của APEC thời gian qua, đặc biệt trong bối cảnh 3 năm qua, các HNCC diễn ra theo hình thức trực tuyến?

Trước hết cần nhìn nhận rằng 4 năm trở lại đây là giai đoạn khó khăn nhất trong lịch sử của Diễn đàn APEC. APEC 2018 không ra được Tuyên bố chung; APEC 2019 phải hoãn vào phút chót; tiếp đó đại dịch Covid-19 làm xáo trộn rất nhiều và buộc các hoạt động của APEC ở các cấp phải chuyển sang hình thức trực tuyến. Trong bối cảnh đó, Việt Nam vẫn luôn có những đóng góp tích cực, được các đối tác đánh giá cao. Trong 3 năm vừa qua, chúng ta đã đóng góp vào nỗ lực tìm tiếng nói chung, xây dựng lòng tin, duy trì đà hợp tác, tạo thêm động lực mới cho Diễn đàn, thể hiện trên 5 phương diện sau:

Thứ nhất, phát huy thành công của Năm APEC Việt Nam 2017, chúng ta đã thúc đẩy các bên thực hiện nghiêm túc và hiệu quả các cam kết quan trọng của APEC 2017, tạo cơ sở cho việc xây dựng và triển khai các kế hoạch hợp tác mới.

Thứ hai, Việt Nam là thành viên chủ chốt tham gia xây dựng Tầm nhìn APEC 2040 và đóng vai trò tích cực trong việc hiện thực hoá Tầm nhìn. Đây là tài liệu định hướng rất quan trọng, xác định các ưu tiên của APEC trong hai thập kỷ tới về tự do hóa, thuận lợi hóa thương mại-đầu tư và thúc đẩy vai trò tiên phong của APEC trong những lĩnh vực mới thế kỷ 21. Việt Nam đã đề xuất và thực hiện khoảng 20 sáng kiến để triển khai Tầm nhìn.

Thứ ba, với vai trò Chủ tịch nhóm ASEAN trong APEC 2022, Việt Nam phối hợp với các thành viên ASEAN thúc đẩy đoàn kết, tiếng nói chung của ASEAN và đề cao vai trò trung tâm của ASEAN trong liên kết kinh tế khu vực.

Thứ tư, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, khác biệt quan điểm giữa các thành viên ngày càng sâu sắc, Việt Nam đã cùng các thành viên chủ động tạo thêm kênh trao đổi để thu hẹp khác biệt, tìm kiếm giải pháp trung hoà, giúp duy trì đồng thuận và cam kết đối với Diễn đàn.

Thứ năm, chúng ta cũng đã chia sẻ kinh nghiệm đăng cai và phối hợp chặt chẽ với các nước chủ nhà APEC như Malaysia 2020, New Zealand 2021, Thái Lan 2022. Thiện chí và tinh thần hợp tác của Việt Nam được các thành viên coi trọng và đánh giá cao, đặc biệt trong bối cảnh các tiến trình hội nghị bị tác động lớn bởi đại dịch.

Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục cùng các thành viên APEC vượt qua các thách thức, cùng xây dựng Cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương rộng mở, năng động, tự cường và hoà bình.