Để thực hiện vay thế chấp bằng sổ đỏ tại Ngân hàng Chính sách xã hội thì cá nhân hay đại diện hộ gia đình cần thực hiện theo trình tự, thủ tục sau:

Điều kiện về đối tượng được vay thế chấp tại Ngân hàng Chính sách:

Theo nguyên tắc và mục đích hoạt động thì Ngân hàng chính sách hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Do đó đối tượng vay vốn của ngân hàng chủ yếu là các cá nhân hoặc hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn hoặc thuộc diện chính sách cần được hỗ trợ. Cụ thể các đối tượng thuộc diện vay vốn thế chấp tại Ngân hàng Chính sách như sau:

– Người thân, gia đình thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng;

– Gia đình có hoàn cảnh khó khăn thuộc các diện hộ nghèo, cận nghèo, gia đình có người mất khả năng lao động;

– Gia đình có con theo học tại các trường đại học, cao đẳng;

– Cá nhân hoặc hộ gia đình thuộc đối tượng là dân tộc thiểu số;

– Cá nhân, hộ gia đình có người nhiễm HIV, người sau cai nghiện;

– Cá nhân thuộc diện thực hiện chính sách đi xuất khẩu lao động;

– Cho cá nhân hoặc hộ gia đình vay vốn để khắc phục hậu quả của hạn hán, thiên tai;

– Cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại các vùng khó khăn.

Một số điều kiện khác về khách hàng cũng như tài sản thế chấp vay vốn tại ngân hàng Chính sách:

– Khách hàng thuộc đối tượng được vay vốn theo phân tích tại mục 4.1 nêu trên thì phải là công dân Việt Nam và nằm trong độ tuổi được thực hiện vay vốn theo quy định của pháp luật là từ 25 đến 26 tuổi. Khách hàng đi vay vốn tại ngân hàng Chính sách phải đang sinh sống trên địa bàn hoạt động của Ngân hàng Chính sách đó;

– Vay vốn phải vì mục đích hợp pháp, có chứng minh được phương án vay và thời gian trả nợ cụ thể, rõ ràng;

– Có tài sản đảm bảo đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về tài sản đảm bảo;

– Tại thời điểm thực hiện vay tại ngân hàng Chính sách thì cá nhân hay hộ gia đình không có nợ xấu được ghi nhận ở bất kỳ ngân hàng hay tổ chức tín dụng nào khác.

Vốn điều lệ của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam

- Ngân hàng Chính sách xã hội là một pháp nhân.

- Tên tiếng Việt: Ngân hàng Chính sách xã hội.

- Tên giao dịch quốc tế: Vietnam bank for Social Policies.

- Hội sở chính đặt tại Thủ đô Hà Nội.

- Vốn Điều lệ ban đầu là 5.000.000.000.000 đồng (năm nghìn tỷ đồng) và được cấp bổ sung phù hợp với yêu cầu hoạt động từng thời kỳ.

- Thời hạn hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội là 99 năm.

(Theo Điều 1 Quyết định 131/2002/QĐ-TTg, Điều 2 Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành kèm theo Quyết định 16/2003/QĐ-TTg)

Điều kiện để được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam

- Người vay là hộ nghèo phải có địa chỉ cư trú hợp pháp và phải có trong danh sách hộ nghèo được Uỷ ban nhân dân cấp xã quyết định theo chuẩn nghèo do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố, được Tổ tiết kiệm và vay vốn bình xét, lập thành danh sách có xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã.

- Người vay là các đối tượng chính sách khác thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước và các quy định trong Nghị định của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

(Điều 8 Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành kèm theo Quyết định 16/2003/QĐ-TTg)

Thời hạn, lãi suất, phương thức và mức cho vay

Bên cho vay và hộ vay thoả thuận về thời hạn cho vay căn cứ vào:

-Mục đích sử dụng vốn vay;

-Chu kỳ sản xuất, kinh doanh (đối với cho vay sản xuất, kinh doanh, dịch vụ);

-Khả năng trả nợ của hộ vay;

-Nguồn vốn cho vay của NHCSXH.

– Lãi suất cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ, thống nhất một mức trong phạm vi cả nước. Mức lãi suất cho vay cụ thể sẽ có thông báo riêng của NHCSXH.

– Ngoài lãi suất cho vay, hộ nghèo vay vốn không phải trả thêm bất kỳ một khoản phí nào khác.

– Lãi suất cho vay từ nguồn vốn do chi nhánh NHCSXH nhận uỷ thác của chính quyền địa phương, của các tổ chức và cá nhân trong, ngoài nước thực hiện theo hợp đồng ủy thác.

– Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay.

Bên cho vay áp dụng phương thức cho vay từng lần. Mỗi lần vay vốn, hộ nghèo và Bên cho vay thực hiện đầy đủ các thủ tục cần thiết theo quy định tại văn bản này.

Mức cho vay đối với từng hộ nghèo được xác định căn cứ vào: nhu cầu vay vốn, vốn tự có và khả năng hoàn trả nợ của hộ vay. Mỗi hộ có thể vay vốn một hay nhiều lần nhưng tổng dư nợ không vượt quá mức dư nợ cho vay tối đa đối với một hộ nghèo do HĐQT NHCSXH quyết định và công bố từng thời kỳ (hiện nay, mức cho vay tối đa đối với hộ nghèo là 100 triệu đồng/hộ).

Bộ hồ sơ cho vay được NHCSXH cấp miễn phí và thống nhất theo mẫu in sẵn trên phạm vi toàn quốc.

Danh  mục hồ sơ cho vay bao gồm:

a. Đối với hộ vay: hộ nghèo viết giấy đề nghị vay vốn (mẫu số 01/CVHN) và gửi tổ tiết kiệm và vay vốn.

b. Hồ sơ do tổ tiết kiệm và vay vốn lập:

-Lần đầu, khi mới thành lập, tổ gửi Bên cho vay các loại giấy tờ theo quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn như Biên bản họp thành lập tổ và thông qua quy ước hoạt động  (mẫu số 10/CVHN),…

-Mỗi lần vay, tổ gửi Bên cho vay danh sách hộ nghèo đề nghị vay vốn (mẫu số 03/CVHN).

-Trong quá trình hoạt động, tổ lập sổ theo dõi cho vay, thu nợ, thu lãi, thu tiết kiệm của thành viên (mẫu số 13/CVHN) (nếu có)

-Thông báo phê duyệt danh sách hộ nghèo được vay vốn (mẫu số 04/CVHN)

-Thông báo chuyển nợ quá hạn (mẫu số 05/CVHN) (nếu có).

-Phiếu kiểm tra sau khi cho vay (mẫu số 06/ CVHN).

d. Hồ sơ do hộ nghèo, tổ tiết kiệm và vay vốn và Bên cho vay cùng lập:

-Sổ tiết kiệm và vay vốn (mẫu số 02/CVHN).

-Văn bản thỏa thuận ủy nhiệm thu lãi, thu tiết kiệm (mẫu số 11/CVHN) (nếu có).

Đối với hộ nghèo: giữ sổ tiết kiệm và vay vốn.

Đối với tổ tiết kiệm và vay vốn: lưu giữ đầy đủ các giấy tờ quy định tại điểm b mục 10.1.

-Bộ phận kế toán: lưu giữ toàn bộ hồ sơ gốc gồm các giấy tờ quy định tại mục 10.1 văn bản này trừ sổ theo dõi cho vay, thu nợ, thu lãi của thành viên (mẫu số 13/CVHN) nêu tại điểm b.

– Bộ phận tín dụng: lập và lưu giữ các tài liệu:

+ Sổ theo dõi cho vay hộ nghèo theo địa bàn quản lý.

+ Danh sách hộ nghèo trong địa bàn quản lý;

+ Các báo cáo thống kê về hoạt động cho vay, thu nợ, gửi tiết kiệm … đối với hộ nghèo.

Như vậy việc lưu giữ những bộ hồ sơ là việc rất cần thiết. Những bộ hồ sơ cho vay phải được lưu giữ cẩn thận, chu đáo, dễ tìm, có danh  mục theo dõi và phải bảo đảm an toàn tuyệt đối. Người được giao bảo quản hồ sơ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu để mất, thất lạc hoặc sửa chữa nội dung của hồ sơ. Trường hợp bộ phận tín dụng cần sử dụng hồ sơ cho vay để xử lý công việc khi cần thiết thì phải sao chép số liệu trong hồ sơ gốc.

Trên đây là bài viết chi tiết về mẫu đơn vay vốn ngân hàng chính sách xã hội mà Luật Dương Gia cung cấp cho quý bạn đọc.

Điều kiện để được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (Hình từ internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam

Ngân hàng Chính sách xã hội được thành lập để thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Hoạt động của NHCSXH không vì mục đích lợi nhuận, được Nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước.

Ngân hàng Chính sách xã hội được thực hiện các nghiệp vụ: huy động vốn, cho vay, thanh toán, ngân quỹ và được nhận vốn uỷ thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho các chương trình dự án phát triển kinh tế xã hội.

Ngân hàng Chính sách xã hội là một trong những công cụ đòn bẩy kinh tế của Nhà nước nhằm giúp hộ nghèo và đối tượng chính sách có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện chính sách phát triển kinh tế gắn liền với xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội,  vì mục tiêu dân giàu - nước mạnh, xã hội công bằng- dân chủ - văn minh.

(Theo Điều 1, 2, 3 Quyết định 131/2002/QĐ-TTg)