Hỗ trợ tín dụng là những người làm ở bộ phận Back-Office của Ngân hàng. Họ sẽ hỗ trợ chuyên viên Tín dụng soạn thảo Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng thế chấp, Khế ước nhận nợ và đi thế chấp; đăng ký – xóa đăng ký GDBĐ. Để hiểu hơn về Hỗ trợ tín dụng và công việc HTTD, bạn có thể đọc thêm thông tin trong bài viết dưới đây.

Vai trò của nhân viên Hỗ trợ tín dụng

Hai mảng nghiệp vụ chính của một Ngân hàng là: Huy động vốn và Cho vay (Tín dụng).

Mảng Huy động vốn rất đơn giản về thủ tục pháp lý và số lượng công việc. Trái lại, Mảng Tín dụng có rất nhiều Thủ tục Hồ sơ để đảm bảo nguồn vốn của ngân hàng phải có khả năng thu về; phải có bảo đảm bằng tài sản; phải sinh lời….

Vì vậy, Nghiệp vụ Tín dụng vừa NHIỀU VIỆC, vừa là hoạt động SINH LỜI CHÍNH và vừa hàm chứa nhiều RỦI RO.

Đảm đương trọng trách chính trong mảng Tín dụng là các Nhân viên tín dụng (hay Chuyên viên Quan hệ khách hàng); một số ngân hàng gọi tắt tên tiếng Anh là RO/RA (ACB); hay CRO (SeAbank). Họ là những người có trách nhiệm tìm kiếm các khách hàng có nhu cầu vay và lôi kéo về Ngân hàng. Họ cũng là người soạn Đề xuất cho vay, kiểm tra sau vay; thực hiện bán chéo nhiều sản phẩm khác (Kể cả Huy động vốn);…

Nhân viên Tín dụng rất nhiều việc. Vì vậy, nhằm hạn chế rủi ro đạo đức, rủi ro nghiệp vụ; đảm bảo minh bạch cho các món vay và giảm tải gánh nặng cho Chuyên viên Tín dụng (để họ có nhiều thời gian hơn tiếp thị khách hàng mới), bộ phận Hỗ trợ Tín dụng đã được thành lập.

Các công việc chính của nhân viên HTTD

Tùy vào từng Ngân hàng sẽ có sự khác biệt đôi chút.

Các công việc định kỳ hàng ngày

Điều kiện để trở thành 1 CV HTTD chuyên nghiệp

Việc làm hỗ trợ tín dụng nói là khó thì cũng chẳng khó, dễ thì cũng chẳng dễ bởi đây là một vị trí công việc đòi hỏi khả năng chuyên môn và đức tính đặc thù của nhân viên.

Trong đó các kỹ năng chuyên môn về tín dụng là điều không thể thiếu để phục vụ công tác kiểm soát, soạn thảo và theo dõi quy trình cấp phát tín dụng. Bên cạnh đó kiến thức pháp luật cũng là một yêu cầu cần thiết của nhân viên tín dụng để kiểm soát các chứng từ, quy trình, hỗ trợ các bộ phận khác.

Cuối cùng là đức tính cẩn trọng, tỉ mỉ, nghiêm túc và chuyên nghiệp trong công tác làm việc để đảm bảo tính minh bạch chính xác và hạn chế rủi ro cho ngân hàng.

Như vậy để có thể trở thành một chuyên viên HTTD chuyên nghiệp thì ứng viên phải có kỹ năng chuyên môn, kỹ năng làm việc, kiến thức pháp luật, kiến thức chuyên ngành,…. và phẩm chất đức tính mà công việc kiểm soát cấp phát tín dụng này cần.

Trên đây là những thông tin chung, cơ bản về Hỗ trợ tín dụng và trách nhiệm của một nhân viên Hỗ trợ tín dụng. Hy vọng với bài tổng hợp này của UB Academy,  bạn đã có hiểu biết nhất định về vị trí bạn quan tâm.

Chọn ngành nghề An Ninh / Bảo VệAn toàn lao độngBán hàng / Kinh doanhBán lẻ / Bán sỉBảo hiểmBất động sảnBiên phiên dịchBưu chính viễn thôngChăn nuôi / Thú yChứng khoánCNTT - Phần cứng / MạngCNTT - Phần mềmCông nghệ sinh họcCông nghệ thực phẩm / Dinh dưỡngCơ khí / Ô tô / Tự động hóaDầu khíDệt may / Da giày / Thời trangDịch vụ khách hàngDu lịchDược phẩmĐiện / Điện tử / Điện lạnhĐồ gỗGiải tríGiáo dục / Đào tạoHàng gia dụng / Chăm sóc cá nhânHàng hảiHàng khôngHành chính / Thư kýHóa họcIn ấn / Xuất bảnKế toán / Kiểm toánKhoáng sảnKiến trúcLao động phổ thôngLâm NghiệpLuật / Pháp lýMôi trườngMới tốt nghiệp / Thực tậpMỹ thuật / Nghệ thuật / Thiết kếNgân hàngNhà hàng / Khách sạnNhân sựNội ngoại thấtNông nghiệpPhi chính phủ / Phi lợi nhuậnQuản lý chất lượng (QA/QC)Quản lý điều hànhQuảng cáo / Đối ngoại / Truyền ThôngSản xuất / Vận hành sản xuấtTài chính / Đầu tưThống kêThu mua / Vật tưThủy lợiThủy sản / Hải sảnThư việnThực phẩm & Đồ uốngTiếp thị / MarketingTiếp thị trực tuyếnTổ chức sự kiệnTrắc địa / Địa ChấtTruyền hình / Báo chí / Biên tậpTư vấnVận chuyển / Giao nhận / Kho vậnXây dựngXuất nhập khẩuY tế / Chăm sóc sức khỏeBảo trì / Sửa chữaNgành khác

Chọn địa điểm Hà NộiHồ Chí MinhAn GiangBà Rịa - Vũng TàuBạc LiêuBắc CạnBắc GiangBắc NinhBến TreBình DươngBình ĐịnhBình PhướcBình ThuậnCà MauCao BằngCần ThơDak LakDak NôngĐà NẵngĐiện BiênĐồng Bằng Sông Cửu LongĐồng Bằng Sông HồngĐồng NaiĐồng ThápGia LaiHà GiangHà NamHà TĩnhHải DươngHải PhòngHậu GiangHòa BìnhHưng YênKhácKhánh HòaKiên GiangKon TumKV Bắc Trung BộKV Đông Nam BộKV Nam Trung BộKV Tây NguyênLai ChâuLạng SơnLào CaiLâm ĐồngLong AnNam ĐịnhNghệ AnNinh BìnhNinh ThuậnPhú ThọPhú YênQuảng BìnhQuảng NamQuảng NgãiQuảng NinhQuảng TrịSóc TrăngSơn LaTây NinhThái BìnhThái NguyênThanh HóaThừa Thiên- HuếTiền GiangToàn quốcTrà VinhTuyên QuangVĩnh LongVĩnh PhúcYên BáiBanteay MeancheyBattambangKampong ChhnangKampong SpeuKampotKandalKepKoh KongKratieOtdar MeancheyPailinPhnompenhPreah VihearPrey VengSiem ReapStung TrengSvay RiengTbong KhmumChicagoFloridaMiamiNew JerseySan DiegoHồng KôngIndonesiaJakartaKhácAttapeuBokeoChampasakHouaphanhKhammouaneLuang PrabangPhongsalyVientianeXiangkhouangKuala LumpurMalaysiaYangonHokkaidoTokyoYokohamaPhilippinesQatarQuốc tếSingaporeBangkokKharkiv

Joining our Talent Network will enhance your job search and application process. Whether you choose to apply or just leave your information, we look forward to staying connected with you.

Lương của nhân viên hỗ trợ tín dụng

Được đề cập là một chức vụ có mức lương ổn định, khá hậu hĩnh nên nhiều người đã từng “ngã ngửa” khi biết lương vị trí hỗ trợ tín dụng trong ngân hàng chỉ có từ 5 – 7 triệu đồng. Tuy nhiên bạn cũng chớ vội hụt hẫng mất vui bởi đây chỉ là mức lương cơ bản.

Theo chia sẻ của dân nhà nghề thì mức lương tổng của vị trí này có thể tăng lên gấp nhiều lần và tỉ lệ thuận theo hiệu quả công việc. Thêm vào đó mức lương này sẽ dựa trên năng lực và có thể xem xét tăng theo mức mỗi năm.

Bởi thế đây được xem là công việc ổn định và được nhiều người gắn bó lâu dài.

Lộ trình thăng tiến của nhân viên hỗ trợ về mảng tín dụng được xem là một trong những lộ trình nhanh và có tính hấp dẫn. Bạn có biết lộ trình thăng tiến của nhân viên hỗ trợ tín dụng là gì? Thời gian bao lâu và có yêu cầu gì không?

Khoảng mỗi 2 năm hoặc thấp hơn vị trí này sẽ có cơ hội tiến thêm một bước trong công việc của mình. Đương nhiên để đạt được kết quả đáng mong đợi thì sự nỗ lực, chăm chỉ của bạn là không thể thiếu.

Bạn phải có đủ số năm kinh nghiệm và hoàn thành các chỉ tiêu được đề ra cho vị trí công việc của mình, năng lực để làm việc ở vị trí cao hơn.

0 – 2 năm đầu: Chuyên viên hỗ trợ tín dụng

4 – 6 năm: Trưởng phòng, phó phòng hỗ trợ về tín dụng tại các Chi nhánh

6 – 8 năm: Phó Giám đốc Vận hành tại Chi nhánh

Trên 10 năm: Các vị trí cấp cao tại Hội Sở ngân hàng

Ngoài ra nhân viên hỗ trợ công việc cấp phát tín dụng còn có thể chuyển giao sang các vị trí chuyên viên khác trong ngân hàng nếu có mong muốn và đủ năng lực.

Có nên làm nhân viên hỗ trợ tín dụng?

Việc có nên làm nhân viên hỗ trợ tín dụng hay không còn tùy thuộc vào cá nhân mỗi người. Bởi khi lựa chọn hay không lựa chọn một công việc bất kỳ thì chúng ta có rất nhiều lý do, vị trí này cũng vậy.

Đây là một công việc nhìn có vẻ đơn giản nhưng cũng khá áp lực, đổi lại đãi ngộ của công việc cũng khá cao. Chưa kể nếu những ai phù hợp thì cơ hội thăng tiến cũng vô cùng nhanh chóng, mức lương cũng vô cùng hậu hĩnh.

Ngược lại nếu không sở hữu những điểm hỗ trợ cho vị trí cấp phát tín dụng này thì đây quả là một công việc đầy tính thách thức cho bạn. Công việc sẽ đòi hỏi ở bạn sự hiểu biết sâu rộng đối với chuyên môn, kỹ năng.

Hơn thế còn phải hiểu biết về pháp luật, phải có sự tỉ mỉ, cẩn thận và có khả năng chịu áp lực, có trách nhiệm trong công việc. Nếu là người có đam mê làm việc trong môi trường ổn định, có đầy đủ kỹ năng, có chí cầu tiến và sự ổn trọng cần có thì bạn nên thử tìm hiểu công việc này.

Vậy nên đáp án cho câu hỏi có nên làm nhân viên hỗ trợ tín dụng hay không sẽ phụ thuộc vào chính bạn thân của bạn.