Thị Trường Chung Châu Âu Tự Do Lưu Thông
Số lượng: 30 Nữ và 10 Cặp Vợ Chồng
Ưu đãi thuế ở các quốc gia thành viên EU
Châu Âu có các hiệp định không đánh thuế hai lần giữa hơn 60 quốc gia trong EU để ngăn chặn việc đánh thuế hai lần. Tùy vào công việc kinh doanh của bạn mà có thể lựa chọn chương trình định cư Châu Âu phù hợp. Như chương trình Malta, Síp được mệnh danh là thiên đường thuế khi mức đánh thuế thấp và miễn thuế thừa kế, thuế bất động sản, thuế tài sản…
Điểm đến lý tưởng cho hoạt động hưu trí
Lối sống yên bình, cảnh quan tuyệt đẹp cùng khí hậu lý tưởng đã khiến châu Âu trở thành một cái tên được lựa chọn khi cá nhân và gia đình muốn đi du lịch hoặc nghỉ dưỡng. Theo Global AgeWatch Index năm 2014, Na Uy là đất nước phù hợp nhất để sinh sống vào độ tuổi 60 trở lên. Các quốc gia còn lại của châu Âu như Bồ Đào Nha, Ireland, Hà Lan, Hy Lạp,… cũng thường xuyên xuất hiện trên các tạp chí danh tiếng về chất lượng cuộc sống.
Nếu bạn có hộ chiếu châu Âu, quốc tịch kép cho phép bạn làm việc ở bất kỳ quốc gia thành viên EU nào. Các nhà tuyển dụng thường tìm kiếm những ứng viên có kinh nghiệm quốc tế, những người hay di chuyển nhiều nơi, có song ngữ và hiểu biết về văn hóa. Việc tuyển dụng một công dân mang hai quốc tịch cũng cho phép người sử dụng lao động tránh phải những quy trình xin giấy phép hoặc thị thực lao động phức tạp. Ngay cả khi nơi cư trú hợp pháp của bạn là ở Ý, bạn vẫn có thể làm việc cho một công ty có trụ sở tại Đức hoặc ngược lại.
Giáo dục xuất sắc với miễn giảm học phí
Không chỉ có nhiều trường đại học danh tiếng ở EU, mà một số trường hàng đầu còn miễn phí hoặc có thể tiếp cận thông qua giảm học phí. Công dân EU có thể kiếm được bằng cấp được trợ cấp về quản trị kinh doanh, khoa học xã hội, CNTT, báo chí và luật mà không cần thị thực sinh viên.
Một thứ mà bạn sẽ hiếm khi tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác là dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn cầu của EU, cho phép công dân EU tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở bất kỳ quốc gia nào trong số 27 quốc gia. Trong khi mỗi quốc gia châu Âu có hệ thống riêng, chăm sóc sức khỏe được đặt lên hàng đầu để đảm bảo sức khỏe cho mọi công dân.
Định cư tại Châu Âu với Portico & Bridge
Khởi nguồn từ một doanh nghiệp nhỏ vào năm 1986, Portico and Bridge là cầu nối giúp các nhà đầu tư bản địa có cơ hội tiếp cận bất động sản Châu Âu và nhiều nơi khác trên thế giới. Chúng tôi tự hào là một trong số các công ty Châu Âu đầu tiên mang sản phẩm và các chuyên gia bất động sản Châu Âu đến với các nhà đầu tư Châu Á.
Trong nhiều năm qua, bằng nỗ lực của toàn thể nhân viên và sự tín nhiệm của khách hàng, Portico and Bridge đã đạt được sự xuất sắc về chất lượng và dịch vụ.
Để biết thêm chi tiết về các chương trình định cư, liên hệ ngay với chúng tôi tại hotline (+84) 909 898 758 để được tư vấn miễn phí.
Sau 5 năm triển khai thực hiện, Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15/08/2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Nghị định là bước tiến mới của thể chế, hoàn thiện khung khổ pháp lý cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo và công tác điều hành xuất khẩu theo hướng mở, xây dựng thể chế kiến tạo, minh bạch với nhiều điểm mới như: bãi bỏ nhiều thủ tục, quy định rườm rà; xây dựng cơ chế khuyến khích, tạo thuận lợi cho xuất khẩu gạo; quán triệt yêu cầu cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa hồ sơ, thủ tục cấp, cấp lại, điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo...
Cần một chế tài và khung pháp lý đủ mạnh
Ngày 05/8/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 24/CT-TTg về đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia và thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo bền vững trong giai đoạn hiện nay. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể, khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo; trong đó cần quy định chặt chẽ, cụ thể, khả thi về điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo, chất lượng lúa, gạo hàng hóa xuất khẩu,...
Bên cạnh những kết quả tích cực, trong quá trình thực thi, Nghị định 107 cũng đã bộc lộ một số vấn đề cần phải được xem xét, sửa đổi. Điều này nhằm tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý đủ mạnh để khắc phục các tồn tại, bất cập phát sinh; định hướng hoạt động sản xuất, kinh doanh xuất khẩu gạo, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác điều hành xuất khẩu, nhập khẩu gạo bảo đảm mục tiêu xuất khẩu gạo bền vững và ổn định, đáp ứng yêu cầu thị trường và tiến trình hội nhập quốc tế về kinh tế.
Vẫn còn những điều kiện kinh doanh làm khó doanh nghiệp
Nhiều doanh nghiệp phản ánh chi phí và thời gian đi lại để nộp hồ sơ và nhận Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hiện còn khá lớn và mất thời gian, đặc biệt là với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo nằm ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Trong khi đó, việc kiểm tra đủ điều kiện về kho và máy xay xát vẫn do các Sở Công Thương thường xuyên thực hiện. Vì vậy, doanh nghiệp đề nghị cần điều chỉnh quy định theo hướng giao thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo cho UBND cấp tỉnh hoặc Sở Công Thương. Sở Công Thương sẽ chịu trách nhiệm báo cáo về việc cấp phép cho Bộ Công Thương và doanh nghiệp vẫn phải báo cáo hoạt động đối với Bộ Công Thương theo định kỳ.
Hơn nữa, Điều 6.5 của Nghị định 107 quy định thời hạn của Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo là 05 năm. Sau mỗi 05 năm, doanh nghiệp phải xin cấp Giấy chứng nhận mới với thủ tục chứng minh đủ điều kiện kinh doanh tương tự như lần đầu. Tuy nhiên, theo quy định tại Nghị định 107 và phản ánh của các doanh nghiệp, Sở Công Thương các địa phương vẫn thường xuyên kiểm tra định kỳ doanh nghiệp về việc đáp ứng điều kiện kinh doanh (kho và cơ sở xay xát) và kịp thời phát hiện, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với doanh nghiệp không đủ điều kiện. Do đã có việc kiểm tra đáp ứng điều kiện thường xuyên, nên việc yêu cầu doanh nghiệp phải xin cấp Giấy chứng nhận mới sau mỗi 05 năm là không cần thiết và mất thời gian.
Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), so với quy định của Nghị định 109/2010/NĐ-CP, Nghị định 107/2018/NĐ-CP đã bãi bỏ quy định về quy mô kho chứa (5000 tấn thóc) và công suất cơ sở xay, xát (10 tấn/h). Nghị định 107 chỉ còn yêu cầu doanh nghiệp phải có kho và cơ sở xay, xát phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng. Từ khi Nghị định 107 ra đời, người nông dân có thêm sự lựa chọn khi tiêu thụ lúa gạo mình làm ra, giảm tình trạng bị ép giá. Đồng thời, nhiều doanh nghiệp đã phát hiện và thâm nhập các thị trường khó tính mà trước đây gạo của Việt Nam rất khó tiếp cận.
Tuy nhiên, theo phản ánh của một số doanh nghiệp, để có thể đáp ứng được Quy chuẩn kỹ thuật về kho và cơ sở xay, xát thóc gạo tại Thông tư 12/2013/TT-BNNPTNT, doanh nghiệp vẫn cần có chi phí đầu tư lớn, kể cả trong trường hợp đi thuê. Thông tư 12 vẫn yêu cầu nhiều điều kiện mang tính quy mô như dung tích của silo chứa gạo, công suất của máy xay xát 10 tấn/h và nhiều yêu cầu khác. Các điều kiện này chỉ phù hợp với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo số lượng lớn nhưng rất khó đáp ứng đối với doanh nghiệp nhỏ đang cố gắng thâm nhập các thị trường mới.
Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo rất năng động trong việc tìm kiếm các thị trường mới, khó tính trên thế giới. Hơn nữa, khách hàng tại các thị trường này thường có nhu cầu tìm kiếm nhiều loại nông sản cùng một lúc, chứ không chỉ riêng mặt hàng gạo. Các doanh nghiệp này vẫn không thể đáp ứng điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo cao như trên mà buộc phải uỷ thác xuất khẩu cho doanh nghiệp đủ điều kiện. Theo phản ánh của các doanh nghiệp, mức phí uỷ thác xuất khẩu hiện khoảng 01 đến 05 đô la mỗi tấn hàng. Nói cách khác, các doanh nghiệp có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đang có quyền cho thuê Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh để được hưởng mức phí này. Vô hình trung, các quy định về điều kiện xuất khẩu gạo đang khiến hạt gạo của Việt Nam trở nên đắt hơn, khó xuất khẩu hơn.
Vẫn còn những điều kiện kinh doanh làm khó doanh nghiệp xuất khẩu gạo (ảnh Internet)
Tiến tới tự do hóa thị trường xuất khẩu gạo
Mặc dù Dự thảo mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với doanh nghiệp quản lý nhập khẩu gạo, ủy thác xuất khẩu gạo; bổ sung quy định về: kiểm tra điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo, chế tài thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh đối với doanh nghiệp không thực hiện chế độ báo cáo trong thời gian quy định; đề xuất xây dựng một số văn bản quy phạm pháp luật về xúc tiến thương mại mặt hàng gạo, văn bản hướng dẫn xác định gạo vi chất dinh dưỡng… ảnh hưởng đến các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo và quản lý nhập khẩu gạo; nhưng theo VCCI, về lâu dài cơ quan quản lý cần tiếp tục "nới" các điều kiện đầu tư kinh doanh liên quan đến xuất khẩu gạo, tiến tới tự do hóa thị trường; việc dự trữ gạo bắt buộc nên được thực hiện theo cơ chế thị trường thay vì biện pháp hành chính như hiện nay./.
PHAN DUY HÙNG (Chi nhánh VCCI Nghệ An)
Theo số liệu từ Cơ quan Thống kê châu Âu công bố, trung bình khoảng 100 công việc có sẵn trên thị trường lao động có 3 công việc không thể tuyển được người làm, tỷ lệ cao nhất từ trước tới nay. Các doanh nghiệp đang phải cạnh tranh với nhau về lương bổng, phúc lợi và điều kiện làm việc cũng như số ngày đi làm.
Tỷ lệ thất nghiệp tại tại Liên minh châu Âu đã xuống tới 6% trong tháng 2/2023, mức thấp kỷ lục. Tuy nhiên, thị trường lao động châu Âu tiếp tục thiếu nhân lực ở mức trầm trọng. Chỗ làm trống ngày càng nhiều, nhân lực ngày càng hiếm.
Thị trường châu Âu ngày càng khan hiếm nhân lực.
Từ Pháp, Đức, Italy, tới Ba Lan, Rumani… số lượng chỗ làm trống cần tuyển người cứ năm sau lại cao hơn năm trước, chỉ sụt giảm đôi chút năm đại dịch rồi lại tăng vọt trong hầu hết mọi ngành nghề.
Ông Sergio Estela - Liên đoàn Công nghiệp, Xây dựng và Nông nghiệp Tây Ban Nha cho biết: "Chúng tôi cần người có nghề như thợ điện, thợ nề, thợ lắp ống nước. Cần nhiều nhân công, càng sớm càng tốt".
"Đó là một cuộc chiến dai dẳng. Ngày nào chúng tôi cũng phải cố gắng mới liên tục có đủ công nhân lành nghề. Chúng tôi tìm mọi cách, không chỉ để tuyển dụng được nhân viên mà còn phải giữ chân họ nữa", ông Sascha Klett - Giám đốc công ty Ziehl-Abegg Automotive, Đức cho hay.
Với mức lạm phát dự báo tăng 5,3% trong năm 2023, nhiều doanh nghiệp cho biết phải tìm mọi cách để giữ chân người đang có và tuyển dụng thêm người mới, mà cách phổ biến nhất vẫn là tăng lương. Song Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu bà Christine Lagarde cảnh báo lương cao càng làm cho lạm phát trầm trọng thêm.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!