Sau ngày đất nước thống nhất, công cuộc xây dựng kinh tế ở Nam Định chuyển sang thời kì mới. Trong 10 năm kể từ 1976 đến 1985, ngành kinh tế nông nghiệp ở Nam Định gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, nhờ chính sách bao cấp nên công nghiệp Nam Định nhìn chung vẫn ổn định.

Cấm các loại xe lưu thông vào một số tuyến đường

Nhằm phục vụ công tác bắn pháo hoa, từ 19h đến 21h30 tối 30/4, TP.HCM cấm các loại xe lưu thông vào các tuyến đường: Lê Lợi (đoạn từ Đồng Khởi đến Pasteur); đường Nguyễn Huệ (đoạn từ Lê Thánh Tôn đến Tôn Đức Thắng); đường Đồng Khởi (đoạn từ Mạc Thị Bưởi đến Tôn Đức Thắng); đường Tôn Đức Thắng (đoạn từ Nguyễn Siêu đến cầu Khánh Hội); đường Nguyễn Tất Thành (đoạn từ cầu Khánh Hội đến Hoàng Diệu); đường Hàm Nghi (đoạn từ Hồ Tùng Mậu đến Tôn Đức Thắng);

Đường Hải Triều (đoạn từ Hồ Tùng Mậu đến Nguyễn Huệ); đường Nguyễn Thiệp (đoạn từ Đồng Khởi đến Nguyễn Huệ); đường Huỳnh Thúc Kháng (đoạn từ Hồ Tùng Mậu đến Nguyễn Huệ); đường Tôn Thất Thiệp (đoạn từ Hồ Tùng Mậu đến Nguyễn Huệ); đường Ngô Đức Kế (đoạn từ Đồng Khởi đến Hồ Tùng Mậu); đường Công trường Lam Sơn (từ Hai Bà Trưng đến Đồng Khởi); đường Mạc Thị Bưởi (từ Đồng Khởi đến Nguyễn Huệ).

Cạnh đó, cấm các loại xe lưu thông vào tuyến đường xung quanh vòng xoay Công trường Mê Linh gồm Ngô Đức Kế (đến đường Đồng Khởi), Hồ Huấn Nghiệp (đến đường Đồng Khởi), Phan Văn Đạt (đến đường Mạc Thị Bưởi), Thi Sách (đến đường Đông Du), Hai Bà Trưng (đến đường Mạc Thị Bưởi).

Người dân cần lưu ý lộ trình di chuyển trong thời gian TP.HCM bắn pháo hoa.

TP.HCM cũng cấm các loại xe dừng đỗ và tụ tập xem pháo hoa ở cầu Thủ Thiêm, cầu Bình Lợi, cầu Bình Triệu, cầu Mống, cầu Calmette, cầu Ông Lãnh, cầu vượt ngã tư Hàng Xanh, cầu Phú Mỹ, cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh, cầu Kênh Thanh Đa, cầu Sài Gòn, cầu Rạch Chiếc.

Tổ chức bắn pháo hoa nghệ thuật dịp 30/4 và 1/5

Trước đó, tại buổi họp báo kinh tế - xã hội thường kỳ quý 1/2024 của TP HCM, ông Võ Trọng Nam, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP HCM, cho biết trong quý 2, TP HCM sẽ tổ chức nhiều hoạt động, sự kiện nhằm chào mừng các ngày lễ lớn.

Trong đó, TP HCM sẽ tổ chức bắn pháo hoa nghệ thuật nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Theo đó, chương trình bắn pháo hoa nghệ thuật sẽ diễn ra từ 21 giờ 00 đến 21 giờ 15 phút, ngày 30/4 tới đây.

Theo ông Nam, hiện Sở Văn hóa và Thể thao TP HCM đang làm việc với Bộ Tư lệnh thành phố để triển khai thực hiện. Trong đó, đẩy mạnh xã hội hóa việc thực hiện bắn pháo hoa.

Khảo sát các điểm dự kiến bắn pháo hoa dọc tuyến sông Sài Gòn

Trung tướng Nguyễn Văn Nam, Tư lệnh Bộ tư lệnh TP Hồ Chí Minh dẫn đầu đoàn công tác khảo sát điểm bắn pháo hoa.

Trước đó, ngày 30/3, Đoàn công tác của Bộ tư lệnh TP Hồ Chí Minh do Trung tướng Nguyễn Văn Nam, Tư lệnh Bộ tư lệnh TP Hồ Chí Minh làm trưởng đoàn, đã tiến hành khảo sát các điểm dự kiến tổ chức bắn pháo hoa dọc tuyến sông Sài Gòn nhân dịp chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024).

Đoàn công tác của Bộ tư lệnh TP Hồ Chí Minh đã khảo sát các điểm dự kiến tổ chức bắn pháo hoa từ Quận 7 đến Quận 12 dọc theo tuyến sông Sài Gòn. Cụ thể, tại các điểm: Phường An Phú Đông (Quận 12); các phường: An Phú, Trường Thọ, Thảo Điền, Thủ Thiêm (TP Thủ Đức); các phường: 13, 22, 28 (quận Bình Thạnh); phường Bến Nghé (Quận 1); phường 18 (Quận 4) và phường Tân Thuận (Quận 7).

Thông qua khảo sát, Bộ tư lệnh TP Hồ Chí Minh trao đổi thống nhất với các cơ quan chức năng của thành phố để hoàn chỉnh các kế hoạch trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.

Tại các điểm khảo sát, Trung tướng Nguyễn Văn Nam đã yêu cầu các đơn vị liên quan lập phương án tổ chức bắn pháo hoa bảo đảm an toàn, hiệu quả.

Đồng thời, có kế hoạch phân luồng giao thông đường thủy, đường bộ, bảo đảm bảo an ninh trật tự trước, trong và sau khi bắn pháo hoa và tuyên truyền, thông báo rộng rãi cho người dân về thời gian, địa điểm bắn pháo hoa.

Đoàn tiến hành khảo sát các điểm bắn pháo hoa dọc theo sông Sài Gòn.

Trung tướng Nguyễn Văn Nam cũng yêu cầu các cơ quan, đơn vị phối hợp chặt chẽ với nhau để tổ chức bắn pháo hoa dịp chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước diễn ra thành công, an toàn và tạo ấn tượng tốt đối với người dân, du khách trong và ngoài nước.

– 47 năm trôi qua, sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam đã giành nhiều thành tựu to lớn, nhưng Đại thắng mùa xuân 1975 vẫn là một mốc son sáng chói, là niềm tự hào của mỗi người dân Việt Nam. Chiến thắng đó mãi mãi là động lực thúc đẩy toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta vượt qua mọi trở ngại, tiếp tục đưa dân tộc ta đến những thắng lợi huy hoàng.

Trưa ngày 30/4/1975, chiếc xe tăng 390 húc đổ cánh cổng sắt, cắm lá cờ Quyết chiến Quyết thắng lên nóc Dinh Độc lập thì Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã kết thúc thắng lợi, non sông đã thu về một mối.

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, bắt đầu từ ngày 4/3 bằng 3 đòn chiến lược: Chiến dịch Tây Nguyên mở đầu bằng sự đột phá đánh chiếm Buôn Ma Thuột, giải phóng Tây Nguyên; Chiến dịch giải phóng Huế – Đà Nẵng và chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng Sài Gòn- Gia Định kết thúc vào trưa ngày 30/4/1975. Qua 2 tháng chiến đấu, sức mạnh áp đảo về chính trị, quân sự, quân và dân ta đã giành thắng lợi hoàn toàn, kết thúc 21 năm kháng chiến chống Mỹ xâm lược của Nhân dân ta. Để ngày hôm nay những ký ức hào hùng đó đã trở thành tiền đề, động lực để các thế hệ người Việt Nam tiếp bước nhau, cùng dựng xây đất nước ngày một giàu đẹp, yên vui.

Xe tăng quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975. Ảnh tư liệu

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ và nhiều thách thức, ác liệt nhất mà Đảng cùng nhân dân ta phải đấu trí và đấu sức chống tên đế quốc giàu mạnh và hung bạo nhất trong phe đế quốc. Cuộc kháng chiến này đã trải qua nhiều giai đoạn, phải đối phó lần lượt với các kế hoạch, chiến lược của đế quốc Mỹ. Suốt 21 năm chiến tranh (1954-1975), Mỹ đã thay đổi 5 chiến lược quân sự khác nhau; huy động tới hơn nửa triệu quân, cùng hàng vạn quân đồng minh làm xương sống cho hơn nửa triệu quân ngụy. Mỹ cũng đã sử dụng tất cả những vũ khí, kỹ thuật quân sự tiên tiến nhất, kể cả vũ khí sinh học, hóa học nhằm rắp tâm đẩy Việt Nam vào “thời kỳ đồ đá”. Mỹ đã biến Việt Nam thành một đất nước bị ném bom nhiều nhất thế giới với hơn 7,8 triệu tấn, gấp 3 lần số bom đạn Mỹ đã sử dụng trong chiến tranh thế giới lần thứ 2 và gấp 12 lần so với chiến tranh Triều Tiên. Mỹ cũng đã rải xuống miềm Nam Việt Nam khoảng 85 triệu lít chất độc hóa học, mà chủ yếu là chất diệt cỏ có điôxin, hậu quả là hơn một nửa diện tích rừng của Việt Nam đã bị thiêu rụi và cho đến nay, di chứng của chất độc ấy vẫn còn tồn tại dai dẳng cho con cháu chúng ta. Mỹ đã tiêu tốn 676 tỷ đô la, đưa chiến tranh Việt Nam trở thành một cuộc chiến “đắt tiền” nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là sứ mệnh cao cả mà lịch sử đã giao phó cho Đảng và dân tộc ta. Cuộc kháng chiến này của dân tộc Việt Nam là chiến tranh chính nghĩa, nhằm đánh đuổi đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, thống nhất nước nhà. Đó là chân lý, là sự thật quá rõ ràng. Đánh giá về tầm vóc và ý nghĩa lịch sử ngày 30/4, Đại hội lần thứ IV của Đảng (tháng 12/1976) đã khẳng định “Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của Nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang sử chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự chiến thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, trí tuệ con người và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm vóc quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”.

Học sinh Trường Tiểu học xã Hải Yến, huyện Cao Lộc tìm hiểu các hiện vật thời kỳ kháng chiến chống Mỹ tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: LA MAI

Có thể thấy, 47 năm sau chiến tranh, Việt Nam từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, chịu hậu qủa nặng nề của chiến tranh, lại bị bao vây cấm vận, đã vượt lên, phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động hội nhập quốc tế. Đến nay, sức mạnh tổng hợp của quốc gia đã tăng lên gấp nhiều lần, tạo thế và lực mới cho đất nước đi lên với triển vọng tốt đẹp. Việt Nam trở thành hình mẫu trong mở cửa hội nhập và phát triển kinh tế – xã hội và là điểm đến hấp dẫn đối với thế giới trên mọi lĩnh vực, ngay cả trong bối cảnh đại dịch COVID – 19, Việt Nam vẫn được coi là “đất lành” cho dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chất lượng cao, điển hình như: Hoa Kỳ tăng 205,5%, Nhật Bản tăng 147,7%, Hàn Quốc tăng 67,1%… Tính đến ngày 20/3/2021, tổng số vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào nước ta tăng 18,5% so với cùng kỳ năm trước.

Năm 2021, chúng ta đã nỗ lực duy trì thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế, với nhiều điểm sáng. Nền kinh tế nước ta tiếp tục được đánh giá là phát triển ổn định, có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Mặc dù tăng trưởng kinh tế quý III âm 6% do đợt bùng phát dịch lần thứ 4, nhưng sang quý IV đã đạt mức tăng 5,22%, cao hơn cùng kỳ năm 2020 và cả năm 2021 tăng 2,58%. Thu ngân sách nhà nước vẫn tăng 16,4%, cao hơn mức tăng 11,3% của năm 2020. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa năm 2021 đạt mức kỷ lục 66,8 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm 2020 (đưa Việt Nam trở thành 1 trong 20 nước có nền kinh tế đứng đầu thế giới về thương mại), cán cân thương mại duy trì xuất siêu, năm thứ 6 liên tiếp, đạt khoảng 4 tỷ USD. Thị trường tiền tệ, tín dụng, tỷ giá ổn định, mặt bằng lãi suất bình quân giảm, dự trữ ngoại hối tiếp tục được củng cố và tăng trên 10%. Tổng số vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tương đương 34,4%, GDP tăng 12% so với năm 2020. Nông nghiệp giữ được vai trò là trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm an minh lương thực quốc gia, xuất khẩu nông sản đạt 48,6 tỷ USD.

Đại dịch COVID-19 xảy ra, tác động lớn đến đời sống kinh tế – xã hội toàn thế giới. Trước sự nguy nan của đất nước, sự an toàn của người dân, phát huy tinh thần “Mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xã là một pháo đài” trong kháng chiến, cho đến nay, mặc dù số ca mắc COVID-19 tăng cao, nhưng nhờ độ bao phủ vaccine tốt nên tỷ lệ tử vong thấp, dịch cơ bản đã được kiểm soát. Cùng với việc tập trung phát triển kinh tế – xã hội, 47 năm qua cũng là một chặng đường hội nhập kinh tế quôc tế sâu rộng của nước ta. Việt Nam đã thiết lập được nhiều quan hệ đối tác chiến lược về kinh tế: hơn 70 quốc gia công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, trong đó có nhiều đối tác thương mại lớn. Việt Nam đã tham gia hơn 500 hiệp định song phương và đa phương trên nhiều lĩnh vực, trong đó có 17 hiệp định thương mại tự do (FTA). Việc tham gia vào các FTA có tác dụng tích cực tới việc phát triển kinh tế, nâng cao năng lưc cạnh tranh quốc gia. Hoạt động đối ngoại đa phương của Việt Nam đã chuyển mạnh từ “tham gia tích cực” lên “chủ động đóng góp xây dựng, định hình các thể chế đa phương”. Điều này được thể hiện qua việc Việt Nam được tín nhiệm bầu vào các cơ quan quan trọng của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc. Năm 2006-2008 và năm 2020- 2021 là năm Việt Nam được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc với số phiếu rất cao (92/93 phiếu bầu). Đặc biệt, năm 2020, giữ vai trò Chủ tịch ASEAN và Quốc hội Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch Hội đồng các quốc gia Đông Nam Á (AIPA). Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Và tháng 6/2019, Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đã ký Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA). Số lượng lớn các hiệp định thương mại song phương mà Việt Nam đã tham gia sẽ giúp mở rộng thị trường, đồng thời thúc đẩy nền kinh tế phát triển…

Nhìn lại 47 năm qua, chúng ta càng khâm phục, tự hào về các thế hệ cách mạng với ý chí kiên cường, tinh thần hết mình vì độc lập tự do, vì Tổ quốc, vì Nhân dân. Những thế hệ hôm nay càng thấy rõ hơn trách nhiệm của mình, như lời Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã từng khẳng định: “Cha ông ta đã làm nên những trang sử hào hùng, được viết bằng mồ hôi và xương máu của biết bao thế hệ. Chúng ta có niềm tin mãnh liệt rằng: Tiếp nối truyền thống hào hùng sẽ có nhiều trang sử mới viết tiếp những kỳ tích tiến lên giàu mạnh, hùng cường của đất nước ta và dân tộc ta”.

Chương 1: Thì ra là không thể nhìn thấy.

CHƯƠNG 1 Giữa trưa hè, cái nắng nóng càng khiến con người ta dễ cáu gắt. Dưới gốc cây to lớn trong vườn, một thiếu niên nằm tựa vào thân cây, mắt nhắm nghiền. An tĩnh, yên bình. Quần áo màu trắng trên người có phần cũ kỹ mộc mạc so với sự xa hoa của hoàng cung, song chúng lại chưa đủ khả năng để khiến người khác lơ đi vẻ tuấn tú của thiếu niên ấy. Mắt y nhắm nghiền, hàng mi cong cong phủ xuống đôi mắt phượng một bóng râm. Từ xa, một thái giám đến gần, thấp giọng gọi. "Nhị hoàng tử, bệ hạ cho gọi người đến ngự thư phòng, có chuyện gấp gáp. Mời!" Giọng nói đều đều của thái giám không mang theo mấy phần kính trọng. Thiếu niên ngồi bên gốc cây vẫn nhắm nghiền mắt. Ngủ rồi chăng? Thái giám âm thầm mất kiên nhẫn, thấp giọng lên tiếng lần nữa. Lúc này trong lời nói đã pha thêm mấy phần khó chịu. "Bệ hạ thân lo chính sự bộn bề. Không dễ gì mới cho gọi gặp riêng Nhị hoàng tử. Chẳng lẽ ngài lại chối từ hay sao?" Lúc này, thiếu niên bên gốc cây mới chậm rãi mở mắt, đứng dậy. "Nhờ Chu công công dẫn đường." Chu công công cũng không che giấu vẻ khinh thường trên mặt, giống như không hề sợ sẽ bị nhìn thấy. Ông ta đi trước dẫn đường, còn như vô tình hay cố ý mà bước đi nhanh, muốn bỏ lại đối phương. Thiếu niên cũng không có phản ứng gì quá lớn, chậm rãi nối bước cho đến khi tới nơi. Đứng trước ngự thư phòng, Chu công công truyền lời cho lính canh rằng Nhị hoàng tử đã đến. Cửa được mở, trước khi thiếu niên bước vào trong, Chu công công còn tốt bụng nhắc một câu: "Điện hạ cẩn thận bậc cửa." Đối với lời này, thiếu niên chỉ cười, không đáp lại. Y bước vào trong, cửa phòng cũng đóng lại, ngăn cách hai không gian riêng biệt. Vậy nên, cũng không ai biết rõ bên trong bàn bạc cơ sự gì. Chỉ biết rất lâu sau Nhị hoàng tử mới ra ngoài, trên nét mặt y vẫn là điệu bộ an nhàn như mọi khi. Vậy chắc là cũng không có gì quan trọng rồi. Kể ra, đây cũng là lần đầu tiên Hoàng thượng cho gọi Nhị hoàng tử. Thâm cung rộng lớn, có ai không biết Nhị hoàng tử là kẻ chỉ có mỗi cái danh? Hoàng thượng có hai người con trai ruột, một người con gái nuôi. Ngược lại với Thái tử điện hạ và Tam công chúa được yêu thương hết mực, Nhị hoànbmg tử này bị chính cha ruột lạnh nhạt, bao nhiêu năm qua đều không có được một chút tín nhiệm. Thái độ của Chu công công đối với y như vậy cũng rất dễ hiểu, hoàng cung này có mấy ai thật sự xem hắn là một vị hoàng tử? Ai đó truyền lại chuyện xưa rằng, mẫu thân Nhị hoàng tử là con gái của một Văn quan có tiếng của triều đình. Nàng xinh đẹp như hoa, dịu dàng tựa nước. Trong một buổi yến tiệc của hoàng cung, được Hoàng thượng nhìn trúng. Người tuyển nàng làm phi, hết mực sủng ái, cho nàng vinh hoa phú quý. Vậy mà biến cố lại đến. Về sau phát hiện ra, nàng và gia tộc âm mưu tạo phản, nàng cố tình tiếp cận hãm hại Thiên Tử. Tội lớn chất chồng, Hoàng thượng không niệm tình xưa mà hạ lệnh tru di, chỉ lưu lại mỗi mình Nhị hoàng tử. Lúc này, y chỉ mới lên 5. Cũng kể từ đó, phụ thân lạnh nhạt, người người xem thường, Nhị hoàng tử trong một đêm mà mất hết tất cả yêu thương. ____________ Sau khi rời khỏi ngự thư phòng, thiếu niên lại trở về khu vườn của y. So với căn phòng trống rỗng, y thích nơi này hơn. Cơn gió thoáng qua thổi bay cái nắng gắt. Bông hoa nào đó trong vườn tỏa ra hương thơm nhè nhẹ, xoa dịu lòng người. Từng cái cây ngọn cỏ nơi này đều do y tự tay vun bón, vậy nên y hiểu rõ nó hơn ai hết. Vậy mà lúc này đây, hình như y đang cảm nhận được điều gì đó không thích hợp trong khu vườn của mình. Y dừng bước chân, lắng nghe tiếng động xung quanh. Ngay lúc y đang nhíu mày suy nghĩ. Một tiếng "ui da" nhỏ xíu vang lên. Thiếu niên càng cau chặt mày hơn. "Ai?" "Đau chết ta rồi!" Thiếu niên nhìn về phía phát ra tiếng động, lên tiếng chất vấn. "Là kẻ nào?" Đối diện liền có tiếng đáp lại. "Ngươi nhìn không ra bổn công tử sao? Hung dữ với ai hả? Có biết đại ca ta là ai không?" Người kia đáp lại, âm thanh trong trẻo mang mấy phần tức giận và kiêu ngạo. "Đây là vườn của ta." Thiếu niên bình tĩnh nói một câu, lại nhìn về phía người kia, cất giọng trầm trầm. "Mạo muội hỏi một câu, công tử đây là...?" Người này vừa xưng là "bổn công tử", vậy hiển nhiên là một nam nhân rồi? Nghe giọng nói cũng không lớn lắm, có lẽ lại là tiểu tử nhà quan nào ấy mà. "Ngươi không biết bổn công tử à?" Thiếu niên lắc đầu. Hình như có hơi ngạc nhiên, tiểu tử trước mặt nhìn chằm chằm người đứng đối diện. Như chợt nhận ra điều gì đó, hắn đưa tay lên huơ huơ trước mặt thiếu niên ấy. Đối với hành động này thiếu niên cũng không có phản ứng gì, lúc này mới thấy, ánh mắt của y không hề có tiêu cự. Cảm nhận được hơi gió trước mặt, thiếu niên cười khẽ, cũng không giấu giếm mà buông một câu: "Công tử không cần thử, mắt ta không nhìn thấy được." Y nói một câu nhẹ bẫng, tưởng như đây chỉ là một chuyện cỏn con chẳng đáng nhắc tới. Vậy mà người trước mặt hình như không thấy đây là chuyện nhỏ, cứ nghĩ mình đã chạm đến nỗi đau của người khác, ủ rũ xin lỗi. "Này... ta cũng không biết ngươi không nhìn thấy, không phải cố ý đâu." Từ đầu đến cuối, trên môi thiếu niên ấy vẫn hiện hữu nụ cười nhẹ, chậm rãi lắc đầu. "Xin hỏi công tử đây là?" "À à... ta à, ta họ Lục. Ngươi gọi ta là Hạo Kiệt được rồi. Còn ngươi? Ngươi tên là gì?" "Tại hạ họ Cung, tên gọi Chi Ẩn." Lục Hạo Kiệt sửng sốt. Họ Cung? Là người hoàng thất à? Hắn nhìn người trước mặt từ trên xuống dưới một lượt. Kẻ này thân mặc bạch y mộc mạc, trông đâu giống người của hoàng thất. Cứ nhìn cái tên Thái tử kia mà xem, thân là nam nhân mà trang sức vàng son chói lóa. Đúng là muốn mù mắt người ta mà. Còn người trước mặt cũng quá giản dị rồi, nói thẳng ra là nghèo quá rồi. Nghĩ lại một chút, hình như trong hoàn thất đúng là có một kẻ "có thể" nghèo như vậy thật. Lục Hạo Kiệt dường như là bật thốt ra ngay mà chưa kịp nghĩ. "Ngươi chính là Nhị hoàng tử bị lạnh nhạt đó hả?" Nói xong, Lục Hạo Kiệt chỉ muốn tán cho mình một cái. Nói lời này có khác gì lại chạm vào nỗi đau của người ta lần nữa đâu? "Ây... ngươi đừng để bụng, cái miệng của ta hay nói linh tinh, không có ý gì đâu, ngươi đừng tức giận nhé?" Hắn dè dặt quan sát sắc mặt Cung Chi Ẩn, cũng may người này không có biểu hiện gì là tức giận. Nhưng mà... có phải là y quá thản nhiên rồi không? Giống như hiểu được tâm tư của Lục Hạo Kiệt, thiếu niên kia mỉm cười nhẹ nói hai chữ "không sao". Lục Hạo Kiệt có phần cảm thán. Thiếu niên trước mặt này cũng không hơn hắn được bao nhiêu tuổi, vậy mà người ta lại chững chạc điềm tĩnh, so với hắn đúng là một trời một vực mà. Lại nói thêm, tuy rằng người này ăn mặc giản dị vậy mà lớp vải cũ trên người cũng không che giấu được khí chất trên người y. Dịu dàng nho nhã, ăn nói cẩn trọng nhưng không ẻo lả chút nào. Còn có cái gương mặt này nữa, chậc chậc, đúng là muốn câu hồn người ta nha. Sống mũi cao thẳng, môi mỏng bạc tình, rõ là yêu nghiệt. Đôi mắt phượng hẹp dài như hút hồn người khác, tiếc là nó không còn có ánh sáng nữa. Đây đúng là điều đáng tiếc, nếu như đôi mắt này có thể nhìn thấy, chắc chắn cũng sẽ khiến người ta bị thu hút y như chủ nhân của nó vậy Người xưa vẫn nói hồng nhan thì bạc mệnh, đúng là chả sai đi đâu được.