Trong những năm gần đây, xoài là một mặt hàng trái cây xuất khẩu chủ lực của Việt Nam nhờ có vùng nguyên liệu lớn. Như tỉnh Đồng Tháp, xoài còn được lựa chọn là 1 trong 5 ngành hàng thực hiện Đề án tái cơ cấu.

TRUNG QUỐC CHIẾM 91,52% SẢN LƯỢNG SẮN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG NĂM 2023

Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất của xuất khẩu sắn Việt Nam, với lượng xuất khẩu 890.554 tấn trong quý đầu năm 2024, tăng nhẹ 0,5%; kim ngạch đạt 400,12 triệu USD, tăng 20,5% so với cùng kỳ năm trước. Tại thị trường Trung Quốc, giá sắn và sản phẩm từ sắn xuất khẩu trung bình đạt 449,2 USD/tấn, tương ứng tăng 19,8% so với mức 374,8 USD/tấn ghi nhận tại cùng kỳ năm trước.

Trong đó, xuất khẩu sang các thị trường còn lại đều giảm cả về sản lượng và giá trị. Cụ thể, Hàn Quốc giảm tới 96% về lượng so với cùng kỳ năm trước, còn 1.460 tấn; Nhật Bản giảm 77%, còn 403 tấn; Philippines giảm 33,9%, đạt 6.118 tấn và Đài Loan (Trung Quốc) giảm 1,2%, đạt 15.696 tấn.

"Năm 2023, diện tích sắn trên cả nước đạt khoảng 511,5 nghìn ha, giảm 18,8 nghìn ha so với năm 2022; năng suất trung bình đạt 204 tạ/ha, tăng khoảng 3,6 tạ/ha và sản lượng ước đạt 10,43 triệu tấn củ tươi, giảm khoảng 196,3 nghìn tấn so với năm 2022".

Từ đầu tháng 1/2024 đến nay, giá củ sắn tươi tại khu vực miền Trung trở ra phía Bắc tiếp tục tăng, đẩy giá thành sản xuất tăng cao. Mặc dù giá mua vào sản phẩm tinh bột sắn của khách hàng Trung Quốc theo đường bộ (DAF) có tăng nhẹ, nhưng chưa đạt kỳ vọng của các nhà máy sắn Việt Nam. Xu thế tăng giá mua vào sản phẩm tinh bột sắn của khách hàng Trung Quốc chưa thích ứng kịp với biên độ tăng giá bán ra của các nhà máy sắn Việt Nam.

Nhìn lại năm 2023, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 2,95 triệu tấn, trị giá 1,3 tỷ USD, giảm 9,1% về lượng và giảm 7,3% về trị giá so với năm 2022. Tính riêng mặt hàng sắn, năm 2023, xuất khẩu sắn đạt 821,51 nghìn tấn, trị giá 231,64 triệu USD, tăng 8% về lượng và tăng 4,9% về trị giá so với năm 2022. Giá xuất khẩu sắn bình quân năm 2023 ở mức 282 USD/tấn, giảm 2,9% so với năm 2022.

Năm 2023, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ sắn và các sản phẩm từ sắn lớn nhất của Việt Nam, chiếm 91,52% về lượng và chiếm 90,99% về trị giá trong tổng xuất khẩu của cả nước, đạt 2,7 triệu tấn, trị giá 1,18 tỷ USD, giảm 9,3% về lượng và giảm 7,7% về trị giá so với năm 2022. Giá xuất khẩu bình quân sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam sang Trung Quốc năm 2023 ở mức 438,9 USD/tấn, tăng 1,7% so với năm 2022.

GIỮ VỮNG VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU

Để thực hiện thành công Đề án này phát triển ngành sắn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các địa phương xác định quy mô vùng trồng sắn trong quy hoạch của tỉnh và các định hướng khác có liên quan. Cùng với đó, thực hiện đồng bộ giải pháp hỗ trợ thu hút doanh nghiệp đầu tư, thúc đẩy hình thành chuỗi liên kết; hỗ trợ phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác; trọng tâm là hỗ trợ thành lập mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã sản xuất sắn.

Đẩy mạnh ứng dung tiến bộ khoa học vào ngành sắn, Đề án chỉ rõ cần phải thu thập, trao đổi, lưu giữ nguồn gen các giống sắn phục vụ công tác chọn tạo giống; nghiên cứu chọn tạo, nhập nội các giống sắn mới có năng suất cao, hàm lượng tinh bột cao, có khả năng chống chịu với sinh vật gây hại như khảm lá sắn, chổi rồng, thối củ...

Nhân rộng và hoàn thiện hệ thống nhân giống sắn theo 3 cấp (giống gốc/giống đầu dòng, giống cấp 1, giống cấp 2), trong đó tập trung vào các giống sạch bệnh, giống mới có năng suất, chất lượng cao tại các địa phương để từng bước nâng cao tỷ lệ sử dụng giống sắn đúng tiêu chuẩn chất lượng. Nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện và chuyển giao vào thực tiễn các quy trình kỹ thuật sản xuất sắn theo hướng bền vững tại các vùng sinh thái; đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hoá các khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch, vận chuyển sắn...

Đối với xuất khẩu sắn, cần các giải pháp giữ vững thị trường tiêu thụ sắn hiện có (Trung Quốc, Hàn Quốc...). Đồng thời đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường (EU, Đông Bắc Á...), tháo gỡ rào cản thương mại tạo điều kiện thuận lợi cho sản phẩm sắn Việt Nam được tiêu thụ rộng trên thị trường thế giới.

Tại thị trường trong nước, ngoài việc khuyến khích phát triển các doanh nghiệp chế biến các sản phẩm từ sắn, các địa phương cần tiếp tục thu hút doanh nghiệp chế biến bánh kẹo, nha đường gluco, mỳ ăn liền, thức ăn chăn nuôi... sử dụng sắn và tinh bột sắn làm nguyên liệu để tăng chuỗi giá trị ngành hàng sắn.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, khách quốc tế đến Việt Nam tháng 5/2022 đạt khoảng 172.900 lượt người, tăng 70,6% so với tháng trước và gấp 12,8 lần so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, khách quốc tế đến Việt Nam đạt khoảng 365.300 lượt người, gấp 4,5 lần so với cùng kỳ năm trước nhưng vẫn giảm 95% so với cùng kỳ năm 2019, năm chưa xảy ra dịch Covid-19.

Những tháng gần đây, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng cao do chính sách mở cửa, tái khởi động ngành du lịch Việt Nam từ 15/3/2022. Tuy nhiên, dù tăng nhanh nhưng số lượng khách quốc tế còn rất nhỏ so với năm 2019. Nếu so với "cái đích" 5 triệu lượt khách quốc tế năm 2022, sau 5 tháng đầu năm ngành du lịch Việt Nam chưa đi được 10% chặng đường.

Trung bình mỗi tháng năm 2019 Việt Nam đón khoảng 1,5 triệu lượt khách; trong khi tháng 5/2022, Việt Nam mới chỉ đón lượng khách bằng khoảng 1/10 con số này. Một nghiên cứu của Hội đồng Tư vấn Du lịch (TAB) mới đây dự báo 5 trong 6 thị trường hàng đầu của Việt Nam năm 2019 là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Nga sẽ khó hồi phục trong năm 2022. Riêng thị trường Trung Quốc chiếm 32% tổng lượng khách đến Việt Nam năm 2019.

Dễ thấy, mục tiêu 5 triệu lượt khách quốc tế năm 2022 sẽ là thách thức rất lớn. 7 tháng còn lại của năm nay, mỗi tháng Việt Nam phải đón trên 650.000 lượt khách mới có thể đạt được mục tiêu này. Tuy nhiên, đón 650.000 lượt khách quốc tế trong 1 tháng là mục tiêu khó khăn với các nước Đông Nam Á. Thái Lan đón khoảng 1,1 triệu lượt khách quốc tế từ đầu năm đến giữa tháng 5/2022, tức là trung bình 200.000 – 300.000 lượt khách/tháng. Từ tháng 5 đến tháng 9/2022, Thái Lan chỉ kỳ vọng đón khoảng 500.000 lượt khách mỗi tháng.

Trong bối cảnh mất nguồn khách lớn nhất trước đại dịch Covid-19 là Trung Quốc, Thái Lan đã chủ động chuyển hướng sang thị trường Ấn Độ và Trung Đông. Tương tự, Ấn Độ cũng là thị trường lớn nhất của Singapore từ đầu năm 2022. Nước này đón hơn 540.000 lượt khách trong 4 tháng đầu năm 2022. Philippines mở cửa từ tháng 2/2022, tính đến ngày 25/5 nước này đón hơn 510.000 lượt khách, chủ yếu từ Mỹ.

Ông Nguyễn Sơn Thủy – Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Quảng Nam dự báo mục tiêu 5 triệu lượt khách năm 2022 là rất khó khăn cho ngành du lịch: “Đây là thời điểm chúng ta cần bung lực lượng xúc tiến ra thế giới, chứ không nên tổ chức quá nhiều hội nghị, hội thảo bàn bạc giải pháp trong nước. Nên tổ chức các buổi roadshow giới thiệu về du lịch Việt Nam ở nước ngoài, các thị trường trọng điểm, hoặc các thị trường đã mở cửa rộng rãi. Nếu làm như vậy thì mới nhanh chóng phục hồi du lịch, hướng đến mục tiêu 5 triệu lượt khách quốc tế. Chúng tôi cần hỗ trợ từ Bộ Ngoại giao về hoạt động này rõ ràng hơn và mạnh mẽ hơn, nhằm giúp ngành du lịch xúc tiến các thị trường nước ngoài”.

Cũng theo ông Nguyễn Sơn Thủy, lúc này Thái Lan là một trong những nguồn khách tiềm năng nhất của Việt Nam. Năm 2019, Việt Nam đón khoảng 500.000 lượt khách Thái Lan thì năm nay phấn đấu đón được 50% con số này. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam cũng chỉ kỳ vọng số lượng khách Thái Lan tăng lên từ sau tháng 10/2022.

VOV.VN - Qua sự kết nối của Công ty Du lịch Duy nhất Đông Dương, từ ngày 18 - 20/5, đoàn lữ hành Thái Lan gồm 33 thành viên là đại diện doanh nghiệp, truyền thông, blogger, youtuber đến tham quan và khảo sát nhiều điểm du lịch tại Phú Quốc.

Số lượng khách có còn quan trọng?

Dự đoán Việt Nam khó đạt mục tiêu 5 triệu lượt khách quốc tế năm 2022, ông Phạm Hà – Chủ tịch Lux Group cho rằng sau đại dịch Covid-19, ngành du lịch Việt Nam cần thay đổi trong cách thống kê và các mục tiêu đặt ra mỗi năm. Lượng khách hàng năm chỉ là con số để tham khảo, còn doanh thu mới cần được tính toán và đánh giá kỹ lưỡng để xác định rõ vai trò, đóng góp của du lịch vào nền kinh tế.

"Lượng khách không nhất thiết năm sau phải cao hơn năm trước, mà quan trọng là doanh thu từ du lịch phải tăng. Sau Covid-19, không dễ để có số lượng du khách ồ ạt như trước, nhất là khi các thị trường chính của Việt Nam chưa mở cửa. Vì vậy, nếu không tăng được số lượng khách thì phải tăng mức chi tiêu trên đầu khách. Có thể chỉ đạt 3-4 triệu lượt khách nhưng phấn đấu doanh thu bằng 5 triệu lượt khách" – ông Phạm Hà cho biết.

Để thu hút khách quốc tế, ông Phạm Hà cho rằng trước tiên cần thay thế những hình ảnh quảng bá du lịch Việt Nam đã cũ, có từ trước dịch Covid-19: “Việt Nam nên đa dạng hóa thị trường mục tiêu, đặt khách hàng làm trung tâm để có sản phẩm chất lượng đáp ứng nhu cầu và thỏa mãn họ. Du khách cần những hình ảnh, video cập nhật về điểm đến Việt Nam sau Covid-19, thể hiện sự tươi mới, hoang sơ, trong lành, chạm vào cảm xúc và cả sự đẳng cấp; rằng du lịch Việt Nam vẫn rất tốt và đã hoạt động bình thường. Đưa những video đó đến đối tác nước ngoài, tới những nơi đã sẵn sàng như thị trường nói tiếng Đức hoặc tiếng Tây Ban Nha. Khi Việt Nam đáp ứng đúng kỳ vọng thì khách sẽ tìm đến với chúng ta”.

Khi thu hút được rồi thì phải khiến khách chi tiêu nhiều hơn ở Việt Nam. Ông Phạm Hà cho biết khách quốc tế đến Thái Lan thường chi tiêu rất cao, vì họ cung cấp nhiều dịch vụ và khéo léo trong bán hàng. “Thái Lan đẩy mạnh kinh tế đêm, mua sắm hoàn thuế và nhiều dịch vụ hấp dẫn mà luật pháp không cấm. Đến Việt Nam thì khách quốc tế vẫn phải đi ngủ sớm, nhiều khách phàn nàn là buồn quá, không có dịch vụ đáng tiêu tiền. Vì thế vẫn số lượng khách đó nhưng Việt Nam thu được ít hơn Thái Lan”.

Vẫn biết thị trường nội địa đang phục hồi rất mạnh và trở thành "nguồn sống" cho rất nhiều công ty du lịch. Nhưng dù thị trường trong nước như "cơm ăn nước uống" hàng ngày, ông Phạm Hà cho biết khách nội địa không thể thay thế khách quốc tế. Trong đó, dòng khách quốc tế cao cấp cần được đặc biệt chú trọng, vì xu hướng quyết định nhanh và chi tiêu nhiều cho chuyến đi.

"Khách quốc tế giúp ngành du lịch cân bằng tính mùa vụ, giải quyết bài toán trong tuần thì vắng cuối tuần thì quá tải. Họ cũng giải quyết vấn đề công ăn việc làm cho nhiều bộ phận của ngành du lịch, như hướng dẫn viên inbound hay mô hình du lịch cộng đồng miền núi… Đón dòng khách cao cấp là cách để ngành du lịch Việt Nam không ngừng nâng cấp chất lượng, tạo ra những dịch vụ đẳng cấp vừa để cạnh tranh với thế giới, vừa tạo sản phẩm phục vụ khách cao cấp ở trong nước. Từ đó, Việt Nam sẽ trở thành một điểm đến cao cấp không thể bỏ qua, thay vì bị gắn mác du lịch giá rẻ" – ông Phạm Hà nói./.

VOV.VN - Năm 2022, Việt Nam phấn đấu đón 65 triệu lượt khách du lịch, trong đó khoảng 5 triệu lượt khách quốc tế, khách du lịch nội địa đạt khoảng 60 triệu lượt khách, tổng thu từ khách du lịch đạt 400.000 tỷ đồng.