Đơn Trình Báo Bị Lừa Đảo Chiếm Đoạt Tài Sản
Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
6 lưu ý khi soạn đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Khi soạn đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cần lưu ý một số điều sau:
- Mô tả cụ thể vụ việc: Đưa ra các mô tả chi tiết về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra, cung cấp thông tin về người, tổ chức lừa đảo này và bất kỳ chi tiết nào khác để giúp cơ quan thẩm quyền nhận biết, điều tra về vụ việc.
- Cung cấp các bằng chứng chứng minh: Liệt kê tất cả bằng chứng nào mà bạn thu thập được để chứng minh hành vi lừa đảo đó, như: hoá đơn, hợp đồng, video, hình ảnh,...
- Nêu rõ thông tin cá nhân: Cung cấp thông tin cá nhân của bạn (tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc,...) để giúp cơ quan thẩm quyền nhận biết bạn là người gửi đơn tố cáo và liên hệ để yêu cầu cung cấp thêm thông tin, trao đổi trong quá trình giải quyết vụ việc.
- Sự chính xác, minh bạch: Cần đảm bảo rằng mọi thông tin bạn cung cấp trong đơn tố cáo là chính xác, minh bạch, tránh đưa các thông tin sai lệch và không chính xác làm ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vụ việc.
- Sử dụng ngôn ngữ lịch sự, chuyên nghiệp: Đơn tố cáo cần sử dụng những từ ngữ lịch sự, chuyên nghiệp, tránh sử dụng những từ ngữ không phù hợp, không đúng chuẩn mực làm giảm hiệu quả của việc tố cáo.
- Gửi đúng địa chỉ nhận đơn tố cáo: Bạn cần gửi đơn tố cáo đến địa chỉ của cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc, nếu không chắc chắn, có thể tham khảo các thông tin chính thức hoặc liên hệ cơ quan thẩm quyền để tìm hiểu.
Chưa đủ cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì có bị phạt?
Đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác lần đầu và chưa đến mức chịu trách nhiệm hình sự (tài sản bị lừa đảo có trị giá dưới 02 triệu, không phải phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, không gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội) thì bị phạt hành chính.
Theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, cá nhân dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả sẽ bị phạt hành chính từ 02 - 03 triệu đồng.
Trường hợp tổ chức thực hiện hành vi trên thì bị phạt từ 04 - 06 triệu đồng theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144.
Nếu có vướng mắc về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc các vấn đề pháp lý khác, bạn đọc vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ nhanh nhất.
Thông báo phương thức thủ đoạn Lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Thời gian qua, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã phát hiện và khởi tố vụ án, khởi tố 13 bị can về các tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có; Mua bán tài liệu của cơ quan, tổ chức” liên quan đến việc cấp, quản lý, sử dụng Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng xe mô tô, xe gắn máy xảy ra tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Quá trình điều tra đã xác định các đối tượng của Công ty TNHH thương mại xuất nhập khẩu Sông Ngân (địa chỉ: ấp Mỹ Hoà 4, xã Xuân Thới Đông, huyện Hóc Môn, TP.HCM) do Nguyễn Sỹ Toàn (sinh năm: 1981; ở cùng địa chỉ công ty) làm chủ, hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu xe mô tô, xe gắn máy ra nước ngoài.
Để có nguồn xe xuất khẩu, Công ty Sông Ngân thu mua xe từ các đại lý chính hãng và các cửa hàng xe máy, trong đó có Đại lý Honda Hồng Hạnh 4, 5, 6 khu vực miền Nam do Nguyễn Thị Kiều Oanh (sinh năm: 1977; nơi ở hiện tại: Đặng Văn Mây, phường Tân Đông Hiệp, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương) làm quản lý và cửa hàng xe máy Honda Hà Thành (địa chỉ: 309 Nguyễn Thị Tú, phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân TPHCM) do Nguyễn Đình Sùng (sinh năm: 1986; trú tại khu dân cư Vĩnh Lộc, phường Bình Hòa B, quận Bình Tân, TP.HCM) làm chủ.
Các đối tượng trong vụ án (Ảnh nguồn Internet)
Do quy định về thủ tục xuất khẩu xe máy không yêu cầu có Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng theo hồ sơ xuất khẩu nên khi bán xe, xuất khẩu xe, Nguyễn Sỹ Toàn, Nguyễn Thị Kiều Oanh và Nguyễn Đình Sùng có giữ lại nguồn phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng rất lớn, sau đó bán lại cho Bùi Văn Tân thu lợi bất chính lớn. Khi đã có được nguồn phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng, Tân đã thu gom xe máy đã qua sử dụng, không rõ nguồn gốc từ Lê Văn Tới và từ các nguồn khác. Có được nguồn xe và phiếu xuất xưởng theo loại xe, Tân cho đưa xe đến tiệm sửa chữa xe máy Đại Phát (địa chỉ: D15/3B/1 Võ Văn Vân, xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TP.HCM) thuê Nguyễn Hữu Oai và Nguyễn Hữu Như đục lại số khung, số máy phù hợp với thông tin số khung, số máy trên phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng với giá 01 triệu đồng/xe. Sau đó “phù phép” lại thành xe mới bán cho khách hàng. Kết quả nhóm đối tượng đã thực hiện hành vi mua, bán trái pháp luật 1.500 Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng xe mô tô, xe gắn máy, thu lợi bất chính hơn 9,3 tỷ đồng.
Kết quả điều tra vụ án trên cho thấy đây là hình thức phạm tội mới, rất tinh vi trong việc lợi dụng sơ hở, bất cập trong các quy định pháp luật liên quan đến phát hành, quản lý Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng xe mô tô, xe gắn máy, đặc biệt là đối với trường hợp các xe mô tô, xe gắn máy sản xuất, lắp ráp trong nước để xuất khẩu (chưa có quy định cụ thể về việc yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu phải kê khai Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng khi thực hiện thủ tục xuất khẩu; các Phiếu này cũng không được quản lý hay thu hồi) câu kết với nhau mua, bán trái phép Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng; sau đó mài, đục thay đổi số khung, số máy các xe có nguồn gốc bất hợp pháp (xe trộm cắp, xe nhập lậu...) cho phù hợp với thông tin trên các Phiếu kiểm tra nhằm hợp thức hóa nguồn gốc để bán cho người tiêu dùng. Trong vụ án trên, đã xác định có 259 xe mô tô bị mài, đục thay đổi số khung, số máy để phù hợp với thông tin trên các Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng bán cho 258 người tiêu dùng trên toàn quốc; thu giữ hơn 60.000 Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng các đối tượng phạm tội chưa đưa vào sử dụng.
Để chủ động phòng ngừa, nhận diện, phát hiện, đấu tranh, xử lý kịp thời có hiệu quả các hành vi vi phạm, tội phạm liên quan đến mua bán Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng xe mô tô, xe gắn máy trên địa bàn tỉnh, Công an tỉnh tuyên truyền, cảnh báo phương thức thủ đoạn phạm tội mới nêu trên nhằm nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, người dân: thận trọng trong việc mua bán, trao đổi xe mô tô, xe gắn máy (không mua xe có giả rẻ bất thường; kiểm tra kỹ số khung, số máy khi thực hiện giao dịch mua bán...), tích cực tham gia tố giác tội phạm khi phát hiện đối tượng có dấu hiệu nghi vấn bán trái phép Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng hoặc mài, đục thay đổi số khung, số máy các xe có nguồn gốc bất hợp pháp đến cơ quan Công an nơi gần nhất để xử lý theo quy định của pháp luật.
Thực tiễn quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án có tính chất chiếm đoạt tài sản, cơ quan tiến hành tố tụng thường nhầm lẫn trong việc định tội danh do dấu hiệu pháp lý đặc trưng của những tội phạm này có điểm tương đồng. Do đó, việc phân biệt hai loại tội phạm này cần căn cứ vào chủ thể tội phạm; động cơ, mục đích của người phạm tội và điều kiện thực tế để đánh giá.
Giữa Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì dấu hiệu dễ bị nhầm lẫn nhất chính là thủ đoạn gian dối và hành vi chiếm đoạt tài sản. Dưới đây là một số góc độ phân tích của luật sư.
Người tố giác tội phạm nhầm lẫn trong việc tố giác
Hiện nay, nhiều trường hợp người bị hại đến trình báo cơ quan Công an tố giác người phạm tội là lừa đảo, nhưng thực tế, người phạm tội chỉ có hành vi gian dối đối với người bị hại để giãn nợ hoặc có hành vi gian dối để vay được tiền, tài sản hoặc có hành vi gian dối để chiếm đoạt tài sản mà mình đã vay, mượn của người bị hại trước đó. Vậy trường hợp nào thì coi là phạm tội lừa đảo chiếm đoạt, còn trường hợp nào thì coi là lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản?
Cả hai tội này đều có dấu hiệu chung là người phạm tội phải có hành vi “chiếm đoạt tài sản”. Tuy nhiên, việc xác định thế nào là chiếm đoạt thì rất phức tạp. Hiện nay có tình trạng vay, mượn trong nhân dân hoặc có những hợp đồng vay của ngân hàng với số tiền rất lớn lên đến hàng chục, thậm chí hàng trăm, hàng nghìn tỉ đồng, nhưng mỗi nơi xử lý một cách khác nhau. Có nơi coi đó chỉ là quan hệ dân sự hoặc quan hệ kinh tế, có nơi truy tố về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, có nơi truy tố về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Về lý luận, chiếm đoạt tài sản là hành vi chuyển dịch, đoạt lấy, chiếm lấy tài sản của người khác trái pháp luật, để nắm giữ, quản lý, sử dụng, định đoạt. Hành vi cố ý chiếm giữ tài sản của người khác với mục đích chuyển quyền sở hữu về tài sản từ của người khác sang của mình.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng cứ chiếm giữ tài sản của người khác, bất kể vì mục đích gì cũng là chiếm đoạt như: Lén lút lấy xe ô tô của cơ quan đi chơi rồi lại mang về trả; nói dối người khác là mượn xe đưa mẹ đi cấp cứu nhưng lại dùng xe để chở hàng lậu bị Công an bắt hoặc sau khi đánh nhau, một bên phải bỏ lại xe để chạy thoát thân, dẫn đến bên “thắng cuộc” phải mang xe về vì sợ để lại ở hiện trường thì người khác sẽ lấy mất. Quan niệm này cũng đang tồn tại ở một số cơ quan tiến hành tố tụng.
Nếu căn cứ vào Bộ luật Dân sự, thì quyền sở hữu tài sản bao gồm 03 quyền: Quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt. Chỉ người nào có đủ 03 quyền đó thì tài sản mới thực sự là của họ. Nếu một người chỉ có quyền chiếm hữu, quyền sử dụng tài sản thì họ không phải là chủ sở hữu vì không có quyền định đoạt tài sản. Nói dễ hiểu thì mới có hành vi “chiếm” mà chưa “đoạt” thì không phải là chiếm đoạt. Vì vậy, chiếm đoạt là biến của người khác thành của mình.
Chỉ khi nào xác định có chiếm đoạt thì lúc đó mới là tội phạm. Nếu đã xác định có chiếm đoạt tài sản thì việc phân biệt giữa hai tội phạm này chính là thủ đoạn gian dối có trước hay sau khi người phạm tội đã nhận được tài sản của người khác.
Nếu hành vi gian dối xảy ra trước khi vay, mượn rồi sau đó chiếm đoạt tài sản của người cho vay thì phải coi là lừa đảo chiếm đoạt tài sản, còn nếu hành vi gian dối xảy ra sau khi người phạm tội đã có tài sản một cách hợp pháp thì chỉ coi là lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cứ có hành vi gian dối trước khi có tài sản thì đều là lừa đảo chiếm đoạt tài sản, mà phải xác định họ có mục đích chiếm đoạt tài sản hay không. Ví dụ: A dùng giấy tờ nhà (bản photo có công chứng) để thế chấp cho B vay 500 triệu đồng. Sau đó B phát hiện trước đó A đã dùng giấy tờ nhà thế chấp cho một ngân hàng vay 1 tỉ đồng nên đã tố cáo hành vi của A với Cơ quan điều tra. Trường hợp này, người vay chỉ gian dối để vay được tiền chứ không phải để chiếm đoạt. Do đó, không thể định tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đối với A.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 175 BLHS năm 2015, thì hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác là việc “người vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó”. Vậy thế nào là bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản? Đây là vấn đề thực tiễn đặt ra, các cơ quan tiến hành tố tụng cũng rất lúng túng, nhưng đến nay vẫn chưa có hướng dẫn.
Đa số các chuyên gia cho rằng, “bỏ trốn” quy định tại Điều 140 BLHS năm 2015 không nhất thiết phải là trốn khỏi địa phương, cũng không cần Cơ quan điều tra phải truy nã, mà chỉ trốn tránh chủ nợ như: Bỏ ra khỏi nhà, không nghe điện thoại, không trả lời tin nhắn, thay số điện thoại, thay đổi chỗ ở mà không thông báo cho chủ nợ biết… miễn sao tránh mặt được chủ nợ.
Đối với trường hợp vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. Vấn đề sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp cũng có ý kiến khác nhau.
Có ý kiến cho rằng, chỉ cần xác định sử dụng tài sản đó vào mục đích không được pháp luật cho phép là bất hợp pháp như: Khi vay nói là để đầu tư nuôi tôm, nhưng lại đem trả nợ ngân hàng để không bị chịu lãi quá hạn hoặc đem tiền vay được sử dụng vào mục đích không đúng như lời hứa với chủ nợ là bất hợp pháp. Tuy nhiên, đa số ý kiến cho rằng, cách hiểu bất hợp pháp như ý kiến trên là quá rộng và cũng không phù hợp với dấu hiệu “chiếm đoạt”, vì người phạm tội không có ý định chiếm đoạt, mà muốn dùng số tiền vay được trả nợ hoặc đầu tư, sản xuất rồi sẽ trả người cho vay. Nhưng nếu dùng số tiền vay được sử dụng vào mục đích phạm tội thì phải coi là bất hợp pháp như: Đánh bạc, buôn lậu, đưa hối lộ… dẫn đến không còn khả năng trả nợ.
Điều 175 BLHS năm 2015 còn quy định: “Đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả”. Tuy nhiên, từ khi BLHS năm 2015 có hiệu lực pháp luật đến nay chưa thấy trường hợp nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự về dấu hiệu trên. Khi xác định tình tiết phạm tội này cần chú ý: Nếu các khoản vay, mượn trước 0 giờ 00 phút ngày 01/01/2018 mà sau 0 giờ 00 phút ngày 01/01/2018 mới hết hạn, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả, thì vẫn là quan hệ dân sự./.