Ngày nay, hoạt động bán hàng đa cấp đã không còn xa lạ trong cuộc sống. Làm giàu nhanh chóng, dễ dàng mà không mất công sức gì là những câu được những thủ lĩnh tiêm nhiễm cho người mới gia nhập mạng lưới kinh doanh đa cấp. Vậy bán hàng đa cấp là gì, có cách nào để nhận biết công ty đa cấp lừa đảo không?

Dấu hiệu nhận biết bán hàng đa cấp bất chính

1. Chủ yếu tập trung tuyển dụng

Điểm mấu chốt ở những doanh nghiệp bán hàng đa cấp lừa đảo là liên tục tuyển dụng thêm người vào mạng lưới. Nếu bạn chú ý quan sát thấy một công ty chỉ suốt ngày đăng tin tuyển dụng nhân sự mà không tổ chức các hoạt động đào tạo kỹ năng bán hàng và nâng cao kiến thức về sản phẩm thì rất có thể đây là công ty lừa đảo.

Đối với một doanh nghiệp bán hàng đa cấp chính thống thì việc tuyển dụng thêm nhiều nhân sự sẽ chẳng có nghĩa lí gì nếu như họ không bán được sản phẩm. Bởi vì doanh thu, lợi nhuận của công ty đến từ hoạt động cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đến người dùng.

2. Làm mọi cách khiến người tham gia mua hàng hoặc đóng tiền

Những công ty bán hàng đa cấp bất chính duy trì hoạt động từ số tiền đóng góp của các nhà đầu tư. Lợi nhuận của công ty thu được từ nguồn này và để chi trả hoa hồng cho những người có công tuyển dụng.

Họ không chú trọng việc bán hàng vì doanh thu không đến từ hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm, dịch vụ. Họ thường bắt buộc những người tham gia phải đóng góp phí cao hoặc mua một số lượng hàng hóa vượt ngoài nhu cầu thực sự của mình, bắt người phân phối dự trữ khối lượng hàng lớn và không được đổi trả.

Bản chất tốt của bán hàng đa cấp là sự lan tỏa niềm tin tới mọi người xung quanh những sản phẩm, dịch vụ tốt. Vì vậy, những sản phẩm có chất lượng không tốt thì bạn sẽ không có gì để giới thiệu, sẽ không bán được hàng và không thu được lợi nhuận từ việc này.

4. Không chú trọng bán hàng, tiêu thụ sản phẩm

Hoạt động chính của kinh doanh đa cấp là bán hàng. Vậy nên khi quan sát một công ty mà bạn thấy họ không chú trọng nghiên cứu, phát triển sản phẩm cũng như không đẩy mạnh hoạt động marketing cho sản phẩm của mình thì nguồn doanh thu của công ty đến từ đâu?

5. Hứa hẹn về khoản lợi nhuận hấp dẫn

Bạn đã bao giờ nghe câu chuyện về một chiếc bánh được vẽ lên tường chưa? Bạn chẳng thể ăn được chiếc bánh đó đâu, giống như lời hứa hẹn của một công ty đa cấp lừa đảo vậy.

Không có đồng tiền chân chính nào được làm ra một cách dễ dàng mà không phải trải qua mồ hôi nước mắt lao động vất vả. Vì thế, bạn hãy đủ tỉnh táo để nhận ra khoản lợi nhuận lớn bất thường được treo trước mắt để tránh được cạm bẫy của đa cấp lừa đảo.

Yêu cầu người khác đặt cọc hoặc nộp một khoản tiền nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp.

Sự khác biệt giữa “bán hàng đa cấp chân chính” và “bán hàng đa cấp bất chính”

Nguồn thu nhập đến từ việc tuyển dụng thêm người khác vào mạng lưới

Phân phối các dòng sản phẩm cao cấp, chất lượng đã được cấp phép lưu hành

Có nên tham gia bán hàng đa cấp?

Trên thế giới đã có rất nhiều công ty thành công với mô hình kinh doanh đa cấp. Mô hình bán hàng đa cấp chân chính có rất nhiều ưu điểm mà không phải ai cũng hiểu đúng về nó.

Đối với người tiêu dùng, đây là cầu nối để họ có thể mua được hàng chính hãng từ công ty mà không phải lo ngại về nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Đối với doanh nghiệp, họ tiết kiệm được hàng loạt các chi phí như: chi phí quảng cáo, chi phí vận chuyển, chi phí trưng bày sản phẩm, chi phí thuê cửa hàng/mặt bằng,...

Nhờ cách đưa sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng mà họ còn đạt được hiệu quả cao trong quảng bá sản phẩm, dịch vụ. Bên cạnh đó, bán hàng đa cấp đem đến công ăn việc làm cho rất nhiều người vì hình thức này không giới hạn phạm vi người tham gia.

Do đó, bán hàng đa cấp không xấu nếu nó không có những hoạt động trái với quy định của pháp luật. Việc của bạn là hãy thật tỉnh táo, tìm hiểu thật kĩ càng về công ty trước khi ứng tuyển nhé.

Hy vọng những thông tin Sàn Việc Làm Đà Nẵng Online vừa chia sẻ có thể hữu ích và giúp bạn có cái nhìn bao quát về công việc bán hàng đa cấp, để chắc chắn rằng mình không bị mắc bẫy công ty đa cấp lừa đảo nhé!

Hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo.

LUÔN TẬN TÂM - LUÔN HOÀN THIÊN / Trần Việt MB / Tel: 090.226.1286

Bộ Công an vừa phát hành cẩm nang, chỉ ra 4 dấu hiệu nhận biết, 3 cách phòng tránh và 6 việc cần làm nếu bị lừa đảo đầu tư sàn chứng khoán ảo, tiền ảo, đa cấp.

Trước xu thế đầu tư vào các hoạt động trực tuyến như chứng khoán, tiền ảo… của người dân tăng cao trong những năm gần đây, tội phạm lừa đảo qua mạng đẩy mạnh hoạt động thông qua hình thức này.

Các đối tượng lừa đảo tạo lập các sàn chứng khoán, đa cấp, tiền ảo… một cách dễ dàng, sử dụng mạng xã hội quảng cáo, tuyển người tham gia đầu tư với những lời hứa hẹn hấp dẫn như: cam kết có lãi, lợi nhuận cao, kiếm tiền dễ dàng… khiến cho không ít nạn nhân sập bẫy, mất số tiền lớn.

Hầu hết nạn nhân khi tham gia đầu tư đều được tư vấn chi tiết cách thức mở tài khoản, đầu tư các khoản tiền nhỏ để thử và nhận lại khoản lãi suất tương ứng nhằm mục đích đánh vào lòng tham.

Sau khi thấy có thể kiếm được tiền từ các sàn này, nạn nhân được mời gọi đầu tư số tiền lớn hơn và lấy nhiều lý do để không thể rút được tiền ra mà phải đóng thêm nhiều khoản phí với cam kết sẽ được nhận lại toàn bộ cả tiền phí và tiền lãi ban đầu (hệ thống thanh toán lỗi, nhập sai nội dung giao dịch, sai tài khoản, cơ quan thuế nước ngoài điều tra…) hoặc khóa tài khoản, cho sập sàn giao dịch và cắt liên lạc với nạn nhân.

Bộ Công an cho biết có 4 dấu hiệu nhận biết lừa đảo đầu tư sàn chứng khoán ảo, tiền ảo, đa cấp.

Thứ nhất, các đối tượng thường chủ động tiếp cận với người dân để tìm cách giới thiệu, quảng cáo về trang web hoặc sàn giao dịch mà mình đang đầu tư và thu được lợi nhuận cao từ việc đầu tư này.

Thứ hai, phương thức tiếp cận nạn nhân của các đối tượng rất đa dạng, có thể từ quảng cáo trên mạng xã hội, hoặc vào vai doanh nhân thành đạt kết bạn làm quen, trò chuyện tình cảm trong thời gian dài, dần dần lôi kéo đầu tư.

Thứ ba, các đối tượng tìm nhiều cách để không gặp mặt nạn nhân, lấy lý do ở nước ngoài, đi công tác... giả mạo định vị để tạo lòng tin. Chúng luôn đóng vai là người đầu tư cùng khiến nhiều nạn nhân dù đã nghi ngờ bị lừa đảo nhưng vẫn tin tưởng vào "người bạn" của mình nên tiếp tục chuyển tiền.

Thứ tư, nạn nhân thường được đưa vào các nhóm kín trên mạng xã hội có nhiều tài khoản ảo đóng vai "chuyên gia đọc lệnh", thành viên cùng tham gia đầu tư. Các tài khoản ảo thường xuyên đăng tin chuyển tiền thành công hoặc đã nhận được lãi suất từ sàn đầu tư sau khi làm theo hướng dẫn của các "chuyên gia". Khi nạn nhân có dấu hiệu nghi ngờ, cân nhắc chuyển tiền, các tài khoản ảo liên tục thúc giục việc chuyển tiền để nhóm tiếp tục hoạt động.

Để phòng trách không bị sập bẫy lừa đảo của các đối tượng, cẩm nang của Bộ Công an khuyến cáo người dùng cần cảnh giác khi tham gia đầu tư chứng khoán, đa cấp, tiền ảo... vào các sàn giao dịch trực tuyến trên mạng không rõ thông tin hoặc thông tin có dấu hiệu bị giả mạo. Người dân cũng cần tìm hiểu kỹ thông tin về sàn giao dịch trước khi đầu tư, đặc biệt là các sàn đầu tư đăng tải địa chỉ ảo, không có thật, hoặc giả mạo của sàn đầu tư chính thống.

Cùng với đó, nâng cao cảnh giác khi giao tiếp với người lạ trên mạng xã hội, tuyệt đối không chia sẻ thông tin cá nhân, làm theo hướng dẫn khi chưa xác định chính xác nhân thân, lai lịch của người đó.

Đặc biệt, chỉ đầu tư vào các sàn giao dịch chính thống đã được các cơ quan quản lý nhà nước cấp phép hoạt động. Trước khi đầu tư, nên đến trực tiếp văn phòng của các sàn giao dịch để được tư vấn, hỗ trợ và kiểm chứng thông tin.

Theo cẩm nang của Bộ Công an, khi nghi ngờ bản thân có biểu hiện đang bị lừa đảo qua mạng, người dân hãy tìm kiếm thông tin về các hình thức lừa đảo trên mạng internet hoặc xin sự tư vấn từ bạn bè, người thân. Trình báo ngay sự việc đến cơ quan công an nơi gần nhất để nhận được tư vấn hỗ trợ kịp thời; đồng thời liên hệ với ngân hàng chủ quản để báo cáo sự việc và đề nghị hỗ trợ.

Người dùng cũng nên lưu lại tất cả thông tin như lịch sử trò chuyện, các số điện thoại, tài khoản mạng xã hội liên quan, sao kê giao dịch ngân hàng và cung cấp cho cơ quan công an khi trình báo.

Cẩm nang cũng khuyến cáo người dùng cài đặt lại mật khẩu các tài khoản cá nhân trong trường hợp bị đánh cắp thông tin cá nhân hoặc bị tấn công chiếm quyền điều khiển thiết bị điện tử.

Cùng với đó cần cảnh báo cho bạn bè, người thân về hình thức lừa đảo mà mình đã hoặc đang gặp phải nhằm chủ động phòng ngừa.