Xuất khẩu là một khái niệm đã trở nên quá quen thuộc, thậm chí là đối với những người không thuộc ngành kinh tế. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu một cách đầy đủ khái niệm xuất khẩu là gì. Xuất khẩu là gì? Các hình thức xuất khẩu phổ biến hiện nay như thế nào? Hãy cùng ALS tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây để biết thông tin chi tiết.

Tạm xuất tái nhập, tạm nhập tái xuất

Nói một cách ngắn gọn, đây là hình thức mà hàng hóa trong nước sẽ xuất khẩu ngắn hạn ra nước ngoài rồi tái nhập lại về nước sau một thời gian quy định.

Đây là một hình thức xuất khẩu hàng hóa liên quan đến việc doanh nghiệp trong nước lấy vật tư sản xuất (máy móc, thiết bị, nguyên liệu) từ công ty nước ngoài và sử dụng chúng để sản xuất các mặt hàng theo quy cách của bên đặt hàng. Sau đó, theo đơn đặt hàng của công ty, hàng sản xuất ra sẽ được bán ra nước ngoài.

CÁC HÌNH THỨC XUẤT KHẨU HÀNG HÓA

Xuất khẩu trực tiếp là bán hàng hoá ra nước ngoài mà không cần bên trung gian nào. Xuất khẩu trực tiếp đồng nghĩa doanh nghiệp phải tự thực hiện quá trình bán hàng của mình ra nước ngoài. Đồng thời, họ phải chịu trách nhiệm giao dịch trực tiếp với doanh nghiệp nước ngoài. Khi tiến hành giao dịch, hợp đồng mua bán ngoại thương sẽ được hai bên trực tiếp ký kết. Tất nhiên rằng, hợp đồng đó phải phù hợp với thông lệ thương mại quốc gia và quốc tế.

Đây cũng là một trong các hình thức xuất khẩu hàng hóa phổ biến được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Xuất khẩu gián tiếp đề cập tới hình thức bán hàng hoá ra nước ngoài thông qua bên trung gian. Trong trường hợp này, bên trung gian đó sẽ chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra nước ngoài. Bao gồm các công đoạn như ký hợp đồng xuất khẩu, giao hàng,thanh toán cho đơn vị nước ngoài. Và cuối cùng, chủ doanh nghiệp sẽ thanh toán phí cho bên trung gian xuất khẩu.

Xuất khẩu tại chỗ đề cập đến loại hình bán hàng mà được thực hiện ngay tại chỗ trên lãnh thổ nước xuất khẩu chứ không phải đưa ra nước ngoài như các mặt hàng thông thường. Điều này xảy ra khi người mua ở nước nhập khẩu muốn các mặt hàng của họ được gửi cho đối tác nước xuất khẩu của họ. Với hình thức này, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí hơn. Bởi vì họ sẽ không phải chi cho các khoản như với hải quan, bảo hiểm, phí giao nhận hàng,…

CÁC DOANH NGHIỆP NÊN CHỌN HÌNH THỨC XUẤT KHẨU HÀNG HÓA NÀO ?

Các hình thức xuất khẩu hàng hóa đều tồn tại những điểm mạnh và hạn chế riêng. Bởi vậy mỗi doanh nghiệp với quy mô, sứ mệnh, tầm nhìn, và mục tiêu khác nhau sẽ lựa chọn các hình thức xuất khẩu phù hợp dựa trên sự nhìn nhận tổng quan nhất về tình hình doanh nghiệp của mình.

Đối với hình thức xuất khẩu trực tuyến, đây là hình thức đòi hỏi nhiều yếu tố. Các doanh nghiệp phải có đội ngũ nhân sự am hiểu về các quy trình và luật lệ quốc tế. Bởi việc xuất khẩu trực tiếp khi không qua bất cứ một bên trung gian nào cũng đồng nghĩa rằng doanh nghiệp hoàn toàn phải tự vận hành quá trình giao thương với các quốc gia khác. Điều đó bắt buộc họ phải trang bị hiểu biết về ngoại ngữ, luật pháp, chính sách,… Tuy nhiên, bên cạnh đó, hình thức xuất khẩu trực tiếp có thể giúp cho các doanh nghiệp chủ động được các hoạt động kinh doanh của mình và linh hoạt theo dõi, đo lường, đánh giá tình hình chung một cách khách quan hơn.

Ngược lại với xuất khẩu trực tuyến, hình thức xuất khẩu gián tiếp sẽ phù hợp cho các doanh nghiệp quy mô kinh doanh nhỏ hơn, hạn chế về nguồn, hoặc chịu nhiều rào cản từ nhiều phía. Tuy nhiên họ cũng sẽ tốn nhiều chi phí hơn cho bên trung gian. Đồng thời cũng sẽ khó để chủ động được hoàn toàn các hoạt động kinh doanh.

Việt Nam vốn sở hữu nguồn lao động dồi dào và giá rẻ. Hiện nay, với những lợi thế đó, Việt Nam cũng đang phát triển hình thức gia công xuất khẩu. Việt Nam cũng được biết đến là một trong những nước có thế mạnh về gia công xuất khẩu, sản xuất hàng dệt may, da giày, điện tử và các mặt hàng khác.

TÌM HIỂU THÊM:TOP 10 NGÀNH HÀNG XUẤT KHẨU TRÊN ALIBABA.COM