(NTD) - Khoảng 6 năm về trước, có một chàng thanh niên đam mê ca hát và ấp ủ ước mơ làm ca sĩ. Tuy nhiên kiểu PR tên tuổi của anh đã khiến cư dân mạng và báo chí “choáng” và đồng loạt chỉ trích. Họ gán cho anh danh hiệu “ca sĩ cầu cống”… Lần theo dấu vết của anh hiện nay, công chúng lại một lần nữa bị “choáng” bởi sự lột xác hoàn toàn của anh từ nghệ danh cho tới hình ảnh và vị thế...

Lời bài hát: Tiếng Hát Tình Yêu

Bài hát Tiếng Hát Tình Yêu - Minh Thành, Thanh Thanh Hiền chưa có lời. Các bạn có thể đóng góp tại phần bình luận. Trân trọng !

heo đúng quy trình, môi giới ở các thị trường ngoài nước cung cấp đơn hàng, còn môi giới phía Việt Nam cung cấp người lao động. Tuy nhiên, không ít trường hợp người lao động trở thành "món hàng" của chính các công ty môi giới...

Hội người Việt Nam đang lưu vong tại Đài Loan, một nhóm kín trên mạng xã hội Facebook có khoảng gần 10.000 thành viên theo dõi. Có thể coi đó là một bức tranh phản ánh gần như đầy đủ đời sống của hàng ngàn lao động bất hợp pháp ở Đài Loan sau khi ăn "bánh vẽ" từ các công ty, trung tâm môi giới lao động.

Bức ảnh được chia sẻ nhiều nhất trên diễn đàn này ký họa một người lao động Việt Nam gầy đói trơ xương sau khi bị các công ty môi giới từ Việt Nam đến Đài Loan vắt kiệt tiền bạc, sức khỏe. Những tố cáo các công ty môi giới thất hứa, ăn chặn… nhiều vô kể. Thông tin chia sẻ về chiến dịch truy quét lao động bất hợp pháp từ chiến dịch thực hiện Luật Di trú Đài Loan sẽ kéo dài hết tháng 5 càng khiến cho diễn đàn này thêm nóng bỏng. Họ muốn được trở về để thoát cảnh sống chui lủi đã kéo dài từ nhiều năm qua, giống như hàng trăm lao động ở xứ này đã về được Việt Nam.

Sau 3 năm phiêu lưu ở xứ Đài với giấc mộng đổi đời, bây giờ Vũ Duy Mạnh (28 tuổi) đang cam phận làm công nhân ở KCN Đại An, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương với mức lương khoảng 5 triệu đồng mỗi tháng. Mạnh bảo, thà ăn tiêu ít đi một tý nhưng đổi lại được an toàn, không phải sống chui sống lủi anh ạ. Nhắc chuyện xuất khẩu lao động với giấc mộng thoát nghèo, Mạnh chua chát, "thực ra đấy là một cơn ác mộng".

Quê Mạnh ở xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, vùng quê thuần nông, chỉ có con đường mưu sinh duy nhất là dời làng làm công nhân ở các khu công nghiệp hoặc đi xuất khẩu lao động. 3 năm trước, thông qua một môi giới lao động tại địa phương, gia đình Mạnh vay mượn ngân hàng để nộp đủ 6.300 USD cho một công ty môi giới ở Hà Nội đi Đài Loan, bắt đầu "cơn ác mộng" mà giờ kể lại cậu vẫn còn sởn gai ốc.

"Ở Việt Nam môi giới ký hợp đồng làm công nhân xây dựng ở Đài Trung, nhưng sang đến đó bọn em bị đẩy lên Đài Bắc, nó đưa đi đâu thì mình phải đi đấy, nay chỗ này mai chỗ khác. Tất cả những gì họ hứa về việc tăng ca, chế độ đãi ngộ làm thêm giờ bọn em đều không được nhận. Lương như em mỗi tháng được 18.000 Đài tệ (xấp xỉ 13 triệu đồng) nhưng người của công ty môi giới Việt Nam thu mất 6.300 (gần 5 triệu đồng). Họ nói tiền ăn, tiền thuế, tiền khám sức khỏe… bắt buộc phải đóng như vậy. Bọn em đều ở quê đi, họ nói sao thì nghe vậy, mãi sau này mới biết những khoản tiền ấy phía chủ sử dụng lao động đã trả cho môi giới hàng tháng rồi. Hỏi lại môi giới chúng em bị dọa, không làm thì về. Anh bảo, ở nhà bố mẹ đang nợ một đống tiền ngân hàng, về sao được", Mạnh nói.

Vừa bị môi giới ăn chặn, vừa không có việc làm thường xuyên, những lao động như Mạnh phải trốn ra ngoài làm, chấp nhận vừa sống chui lủi, vừa kiếm việc. Trong một đợt càn quét của cảnh sát Đài Loan, Mạnh và hàng chục lao động Việt Nam khác bị bắt, giam 35 ngày rồi bị đuổi về nước khi mà khoản nợ gần như vẫn còn nguyên.

Cũng như Mạnh, sau 7 năm ở Đài Loan, Nguyễn Văn Minh ở xã Tân Lập, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang cũng bị cảnh sát bắt giữ và đuổi về nước hồi cuối năm 2018.

Năm 2011, ôm giấc mộng thoát nghèo, Minh đóng tổng cộng cho một công ty môi giới ở huyện Đông Anh (Hà Nội) 6.500 USD. Lệ thường, mỗi một đơn hàng người lao động hoàn tất thủ tục trong vòng 1 tháng là có thể bay, nhưng chuyến xuất ngoại của Minh mất tới 6 tháng làm thủ tục vì "bọn môi giới nó lươn lẹo đủ kiểu để bắt mình phải đóng thêm 500 USD vì chúng biết đa phần lao động đều phải vay ngân hàng, ai cũng muốn đi nhanh để có việc làm kiếm tiền trả nợ".

Sau khi đưa cho môi giới (cũng là người Việt) ở Đài Loan 500 USD mà môi giới Việt Nam gửi sang, hi vọng thoát nghèo của những lao động như Minh chỉ kéo dài được 3 tháng. "Những lao động các vùng nông thôn như chúng em toàn bị các môi giới bên đó ăn chặn và dọa đuổi về. Để có việc làm tốt, người lao động phải tự bỏ tiền cho môi giới, bằng không bọn nó sẽ bố trí công việc lương thấp hoặc ông chủ hay đánh đập. Phần lớn lao động Việt Nam sang được một thời gian thì phải bỏ ra làm ngoài vì tiền kiếm được không đủ để nuôi môi giới. Khi đặt bút ký hợp đồng, môi giới Việt Nam hứa với em là sang bên đấy toàn làm ngày 16 tiếng nhưng khi sang rồi chỉ có 6 - 8 tiếng thôi. Mỗi tháng cả làm thêm được hơn 10.000 tiền Đài nhưng thực lĩnh chỉ chưa được 7.000 vì môi giới ăn 1.800, tiền bảo hiểm 500, tiền ăn ở 2.500…", Minh kể.

rong một lần không đóng tiền cho môi giới lao động, Minh bị chuyển đến một ông chủ chỉ cho ăn mỗi ngày một bữa, lại phải làm ban đêm, trước lúc đi làm, bao nhiêu cơm thừa, canh cặn ông chủ đổ dồn vào một bát, sức vóc trai làng vừa nuốt vừa ứa nước mắt, Minh không nhớ nổi bao nhiêu lần như thế cả.

Nhóm đi cùng Minh có 7 người, đều phải trốn ra ngoài kiếm việc nhưng rồi lần lượt đều bị cảnh sát bắt giam. Họ đã tìm đủ cách trốn chạy để cố bám trụ kiếm tiền gửi về cho gia đình trả nợ, tuy nhiên không một ai thoát cả.

Bi kịch xuất khẩu lao động không chỉ diễn ra ở những vùng quê nghèo khó hay từ những khu ổ chuột, những cuộc trốn chạy ở xứ người mà còn nhan nhản ở cả những nơi vốn "nức tiếng" về truyền thống xuất khẩu lao động.

Sau cuộc đổ bộ của các khu công nghiệp, xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng chỉ còn lại vỏn vẹn 100ha đất sản xuất chia cho 1.458 hộ, 6.000 khẩu, tuy nhiên, Chủ tịch UBND xã, ông Lê Duy Hưng khi nói về kinh tế địa phương vẫn vui vẻ mà rằng: "Từ lâu rồi dân xã này toàn sống bằng ngoại tệ, kiều hối, nếu nói về kinh tế thì không mấy vùng quê thuần nông nào được như thế này đâu. Nhà lầu nhé, ô tô nhé, đường sá, đình chùa nhé… Toàn tiền nước ngoài góp vào xây dựng cả đấy. Cơn sốt xuất ngoại ở Cẩm Điền chưa bao giờ hạ nhiệt suốt từ hơn 20 năm nay. Thống kê mới nhất 1/10 dân trong xã đang ở nước ngoài, bình quân, mỗi gia đình có ít nhất 1 người đi lao động ngoài nước".

Chỉ có điều, tiền là thứ duy nhất Chủ tịch Cẩm Điền có thể tự hào về phong trào xuất khẩu lao động ở địa phương.

Trong vòng 3 năm trở lại đây, xã Cẩm Điền có 6 trường hợp lao động tử vong nơi xứ người. 2 thợ xây chết trong vụ sập cầu ở Nhật Bản, 1 người chết cháy trong vụ hỏa hoạn ở Đài Loan, 2 người đột tử ở Ma Cao, Hàn Quốc… Còn như tai nạn cụt chân, cụt tay thì nhiều.

"Thoát nghèo thật đấy, nhưng rủi ro, hệ lụy cũng nhiều vô kể. Từ tai nạn lao động, tệ nạn xã hội đến lừa đảo xuất khẩu lao động đến vấn đề bùng phát "nạn" ly hôn cũng từ xuất khẩu lao động mà ra cả. Nhưng không có con đường nào khác. Ruộng đất dành hết cho công nghiệp, nghề nghiệp chẳng có gì, không đi thì chú bảo dân lấy gì mà sống", Chủ tịch Cẩm Điền đúc kết bằng giọng buồn hẳn.

Hoàng Xá là thôn giàu có nhất ở Cẩm Điền, cũng giống như Chủ tịch Hưng, trưởng thôn Lê Huy Thính sau những lời có cánh về rất nhiều ngôi biệt thự trong thôn cũng quay về với thực tại bằng tiếng thở dài: Rất buồn. Rủi ro lao động đã đành, đến cả mâu thuẫn gia đình dẫn đến án mạng cũng từ xuất khẩu lao động mà ra cả.

Theo đúng quy trình, môi giới ở các thị trường ngoài nước cung cấp đơn hàng, còn môi giới phía Việt Nam cung cấp người lao động. Tuy nhiên, không ít trường hợp người lao động trở thành "món hàng" của chính các công ty môi giới...

Hội người Việt Nam đang lưu vong tại Đài Loan, một nhóm kín trên mạng xã hội Facebook có khoảng gần 10.000 thành viên theo dõi. Có thể coi đó là một bức tranh phản ánh gần như đầy đủ đời sống của hàng ngàn lao động bất hợp pháp ở Đài Loan sau khi ăn "bánh vẽ" từ các công ty, trung tâm môi giới lao động.

Bức ảnh được chia sẻ nhiều nhất trên diễn đàn này ký họa một người lao động Việt Nam gầy đói trơ xương sau khi bị các công ty môi giới từ Việt Nam đến Đài Loan vắt kiệt tiền bạc, sức khỏe. Những tố cáo các công ty môi giới thất hứa, ăn chặn… nhiều vô kể. Thông tin chia sẻ về chiến dịch truy quét lao động bất hợp pháp từ chiến dịch thực hiện Luật Di trú Đài Loan sẽ kéo dài hết tháng 5 càng khiến cho diễn đàn này thêm nóng bỏng. Họ muốn được trở về để thoát cảnh sống chui lủi đã kéo dài từ nhiều năm qua, giống như hàng trăm lao động ở xứ này đã về được Việt Nam.

Sau 3 năm phiêu lưu ở xứ Đài với giấc mộng đổi đời, bây giờ Vũ Duy Mạnh (28 tuổi) đang cam phận làm công nhân ở KCN Đại An, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương với mức lương khoảng 5 triệu đồng mỗi tháng. Mạnh bảo, thà ăn tiêu ít đi một tý nhưng đổi lại được an toàn, không phải sống chui sống lủi anh ạ. Nhắc chuyện xuất khẩu lao động với giấc mộng thoát nghèo, Mạnh chua chát, "thực ra đấy là một cơn ác mộng".

Sau cơn ác mộng ở Đài Loan, bây giờ Vũ Duy Mạnh an phận với công việc làm công nhân ở KCN Đại An

"Ở Việt Nam môi giới ký hợp đồng làm công nhân xây dựng ở Đài Trung, nhưng sang đến đó bọn em bị đẩy lên Đài Bắc, nó đưa đi đâu thì mình phải đi đấy, nay chỗ này mai chỗ khác. Tất cả những gì họ hứa về việc tăng ca, chế độ đãi ngộ làm thêm giờ bọn em đều không được nhận. Lương như em mỗi tháng được 18.000 Đài tệ (xấp xỉ 13 triệu đồng) nhưng người của công ty môi giới Việt Nam thu mất 6.300 (gần 5 triệu đồng). Họ nói tiền ăn, tiền thuế, tiền khám sức khỏe… bắt buộc phải đóng như vậy. Bọn em đều ở quê đi, họ nói sao thì nghe vậy, mãi sau này mới biết những khoản tiền ấy phía chủ sử dụng lao động đã trả cho môi giới hàng tháng rồi. Hỏi lại môi giới chúng em bị dọa, không làm thì về. Anh bảo, ở nhà bố mẹ đang nợ một đống tiền ngân hàng, về sao được", Mạnh nói.Quê Mạnh ở xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, vùng quê thuần nông, chỉ có con đường mưu sinh duy nhất là dời làng làm công nhân ở các khu công nghiệp hoặc đi xuất khẩu lao động. 3 năm trước, thông qua một môi giới lao động tại địa phương, gia đình Mạnh vay mượn ngân hàng để nộp đủ 6.300 USD cho một công ty môi giới ở Hà Nội đi Đài Loan, bắt đầu "cơn ác mộng" mà giờ kể lại cậu vẫn còn sởn gai ốc.

Vừa bị môi giới ăn chặn, vừa không có việc làm thường xuyên, những lao động như Mạnh phải trốn ra ngoài làm, chấp nhận vừa sống chui lủi, vừa kiếm việc. Trong một đợt càn quét của cảnh sát Đài Loan, Mạnh và hàng chục lao động Việt Nam khác bị bắt, giam 35 ngày rồi bị đuổi về nước khi mà khoản nợ gần như vẫn còn nguyên.

Cũng như Mạnh, sau 7 năm ở Đài Loan, Nguyễn Văn Minh ở xã Tân Lập, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang cũng bị cảnh sát bắt giữ và đuổi về nước hồi cuối năm 2018. Năm 2011, ôm giấc mộng thoát nghèo, Minh đóng tổng cộng cho một công ty môi giới ở huyện Đông Anh (Hà Nội) 6.500 USD. Lệ thường, mỗi một đơn hàng người lao động hoàn tất thủ tục trong vòng 1 tháng là có thể bay, nhưng chuyến xuất ngoại của Minh mất tới 6 tháng làm thủ tục vì "bọn môi giới nó lươn lẹo đủ kiểu để bắt mình phải đóng thêm 500 USD vì chúng biết đa phần lao động đều phải vay ngân hàng, ai cũng muốn đi nhanh để có việc làm kiếm tiền trả nợ".

Sau khi đưa cho môi giới (cũng là người Việt) ở Đài Loan 500 USD mà môi giới Việt Nam gửi sang, hi vọng thoát nghèo của những lao động như Minh chỉ kéo dài được 3 tháng. "Những lao động các vùng nông thôn như chúng em toàn bị các môi giới bên đó ăn chặn và dọa đuổi về. Để có việc làm tốt, người lao động phải tự bỏ tiền cho môi giới, bằng không bọn nó sẽ bố trí công việc lương thấp hoặc ông chủ hay đánh đập. Phần lớn lao động Việt Nam sang được một thời gian thì phải bỏ ra làm ngoài vì tiền kiếm được không đủ để nuôi môi giới. Khi đặt bút ký hợp đồng, môi giới Việt Nam hứa với em là sang bên đấy toàn làm ngày 16 tiếng nhưng khi sang rồi chỉ có 6 - 8 tiếng thôi. Mỗi tháng cả làm thêm được hơn 10.000 tiền Đài nhưng thực lĩnh chỉ chưa được 7.000 vì môi giới ăn 1.800, tiền bảo hiểm 500, tiền ăn ở 2.500…", Minh kể.

Bước chân ra đi, không ít giấc mộng thoát nghèo của lao động nông thôn trở thành ác mộng

"Cứ vài bữa lại bị cảnh sát đuổi. Khi thì phải chui xuống cống vệ sinh, có khi phải leo lan can những tòa nhà cao 30 - 40 tầng. Bao nhiêu lần như thế, liều lĩnh đến mức không sợ chết để cố bám trụ lại kiếm đồng tiền mà không được. Cuối năm 2017, còn mấy ngày nữa là đến tết. Em bị bắt giam 2 tháng, họ cho 2.000 tiền Đài mua vé về nước", Minh kể. Khổ thế sao không khiếu nại các cơ quan chức năng? "Nhiều chứ anh. Ngay khi vừa xuống sân bay, môi giới bên đó nói có vấn đề gì thì điện vào đường dây nóng để được tư vấn, giúp đỡ. Chúng em điện nhiều nhưng phải đợi tầm 2 - 3 tháng mới có hồi âm, trong khi quy định 1 tháng không có việc làm thì mình phải về nước, điện cũng như không. Hơn nữa, những lao động trốn ra ngoài làm bị các ông chủ bức xúc, đánh đập, xúc phạm rất nhiều nhưng toàn sợ bị đuổi về nên phải cố cắn răng mà chịu. Tất cả là vì hàng trăm triệu ngân hàng lúc đi đều là tiền vay mượn", Minh kể tiếp.Trong một lần không đóng tiền cho môi giới lao động, Minh bị chuyển đến một ông chủ chỉ cho ăn mỗi ngày một bữa, lại phải làm ban đêm, trước lúc đi làm, bao nhiêu cơm thừa, canh cặn ông chủ đổ dồn vào một bát, sức vóc trai làng vừa nuốt vừa ứa nước mắt, Minh không nhớ nổi bao nhiêu lần như thế cả. Nhóm đi cùng Minh có 7 người, đều phải trốn ra ngoài kiếm việc nhưng rồi lần lượt đều bị cảnh sát bắt giam. Họ đã tìm đủ cách trốn chạy để cố bám trụ kiếm tiền gửi về cho gia đình trả nợ, tuy nhiên không một ai thoát cả.

Bi kịch xuất khẩu lao động không chỉ diễn ra ở những vùng quê nghèo khó hay từ những khu ổ chuột, những cuộc trốn chạy ở xứ người mà còn nhan nhản ở cả những nơi vốn "nức tiếng" về truyền thống xuất khẩu lao động.

Sau cuộc đổ bộ của các khu công nghiệp, xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng chỉ còn lại vỏn vẹn 100ha đất sản xuất chia cho 1.458 hộ, 6.000 khẩu, tuy nhiên, Chủ tịch UBND xã, ông Lê Duy Hưng khi nói về kinh tế địa phương vẫn vui vẻ mà rằng: "Từ lâu rồi dân xã này toàn sống bằng ngoại tệ, kiều hối, nếu nói về kinh tế thì không mấy vùng quê thuần nông nào được như thế này đâu. Nhà lầu nhé, ô tô nhé, đường sá, đình chùa nhé… Toàn tiền nước ngoài góp vào xây dựng cả đấy. Cơn sốt xuất ngoại ở Cẩm Điền chưa bao giờ hạ nhiệt suốt từ hơn 20 năm nay. Thống kê mới nhất 1/10 dân trong xã đang ở nước ngoài, bình quân, mỗi gia đình có ít nhất 1 người đi lao động ngoài nước". Chỉ có điều, tiền là thứ duy nhất Chủ tịch Cẩm Điền có thể tự hào về phong trào xuất khẩu lao động ở địa phương.

Trong vòng 3 năm trở lại đây, xã Cẩm Điền có 6 trường hợp lao động tử vong nơi xứ người. 2 thợ xây chết trong vụ sập cầu ở Nhật Bản, 1 người chết cháy trong vụ hỏa hoạn ở Đài Loan, 2 người đột tử ở Ma Cao, Hàn Quốc… Còn như tai nạn cụt chân, cụt tay thì nhiều.

"Thoát nghèo thật đấy, nhưng rủi ro, hệ lụy cũng nhiều vô kể. Từ tai nạn lao động, tệ nạn xã hội đến lừa đảo xuất khẩu lao động đến vấn đề bùng phát "nạn" ly hôn cũng từ xuất khẩu lao động mà ra cả. Nhưng không có con đường nào khác. Ruộng đất dành hết cho công nghiệp, nghề nghiệp chẳng có gì, không đi thì chú bảo dân lấy gì mà sống", Chủ tịch Cẩm Điền đúc kết bằng giọng buồn hẳn.

Hoàng Xá là thôn giàu có nhất ở Cẩm Điền, cũng giống như Chủ tịch Hưng, trưởng thôn Lê Huy Thính sau những lời có cánh về rất nhiều ngôi biệt thự trong thôn cũng quay về với thực tại bằng tiếng thở dài: Rất buồn. Rủi ro lao động đã đành, đến cả mâu thuẫn gia đình dẫn đến án mạng cũng từ xuất khẩu lao động mà ra cả.

Người lao động chờ khám sức khỏe trước khi đi xuất khẩu

“Cứ vài bữa lại bị cảnh sát đuổi. Khi thì phải chui xuống cống vệ sinh, có khi phải leo lan can những tòa nhà cao 30 - 40 tầng. Bao nhiêu lần như thế, liều lĩnh đến mức không sợ chết để cố bám trụ lại kiếm đồng tiền mà không được. Cuối năm 2017, còn mấy ngày nữa là đến tết. Em bị bắt giam 2 tháng, họ cho 2.000 tiền Đài mua vé về nước”, Minh kể. Khổ thế sao không khiếu nại các cơ quan chức năng? “Nhiều chứ anh. Ngay khi vừa xuống sân bay, môi giới bên đó nói có vấn đề gì thì điện vào đường dây nóng để được tư vấn, giúp đỡ. Chúng em điện nhiều nhưng phải đợi tầm 2 - 3 tháng mới có hồi âm, trong khi quy định 1 tháng không có việc làm thì mình phải về nước, điện cũng như không. Hơn nữa, những lao động trốn ra ngoài làm bị các ông chủ bức xúc, đánh đập, xúc phạm rất nhiều nhưng toàn sợ bị đuổi về nên phải cố cắn răng mà chịu. Tất cả là vì hàng trăm triệu ngân hàng lúc đi đều là tiền vay mượn", Minh kể tiếp.

: There are 4% of sociopath living on earth. So, how much percentage do you think it is to fall in love with one? Yoo-Jung is a sociopath, who looks perfectly normal, or maybe too ideally normal. Hong-Seol is a diligent over-achieving university student with keen senses. She feels that Yoo-Jung definitely does not like her, but can’t tell exactly why. However, all of a sudden, he starts to act nice. Not knowing why, Hong-Seol begins to feel attracted to him. As the time goes, she still can’t erase the feeling that something is wrong. Will their feelings for each other last?